Sau 2 phiên hồi phục liên tiếp, thị trường đã có nhịp nghỉ trong phiên hôm qua ngày 28/4. Chỉ số VN-Index đã thận trọng quanh vùng 1.355 điểm với giá trị giao dịch thấp nhất trong khoảng 1 năm trở lại đây, cho thấy cả dòng tiền và áp lực bán đều đang thận trọng, chờ đợi động thái rõ nét hơn từ thị trường.
Câu chuyện đáng chú ý nhất hiện tại là thanh khoản đang sụt thấp một cách đáng ngạc nhiên. Điều này phản ánh một thực tế rằng nhà đầu tư còn tiền trong tài khoản đang rất thận trọng trước diễn biến tiêu cực trước đó. Ngoài ra, dịp nghỉ lễ kéo dài bắt đầu từ ngày mai cũng là nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư chưa vội vàng nhập cuộc.
Một điểm cũng cần quan tâm đó là các cổ phiếu lớn, sự phục hồi của nhóm cổ phiếu lớn không thực sự tốt khi hầu hết mới đang giao dịch theo cách nỗ lực tạo đáy. Việc nhóm này bật chậm được lý giải bởi áp lực giảm đòn bẩy. Đây là nhóm được cấp margin ở tỷ lệ cao, đợt giảm vừa rồi khá mạnh khiến nhiều tài khoản không đảm bảo tỷ lệ an toàn buộc phải bán bớt để hạ tỷ trọng.
Điều này khá ngược với các mã nhỏ, dù giảm sâu trước đó nhưng do được cấp margin thấp nên tốc độ "giải tỏa" khá nhanh đã phục hồi tốt trong 2 phiên trở lại đây.
Thực tế thị trường như vậy nên việc thị trường có phiên bật tăng sáng nay đã là điều khá tích cực, ít nhất cũng giúp củng cố tâm lý nhà đầu tư và tạo đà cho một tháng 5 "Buy in May" sau một tháng 4 đầy giông tố.
Tháng 5 năm nay, không phải "Sell in May" mà "Buy in May"
Tháng 5 năm nay, không phải "Sell in May" mà "Buy in May"
28/04/2022
Quay lại diễn biến phiên giao dịch sáng ngày cuối tuần 29/4, thị trường giao dịch phân hóa mạnh nhưng với sức ép từ nhóm cổ phiếu bluechip, chỉ số VN-Index nhanh chóng lùi về dưới ngưỡng 1.345 điểm ngay sau khi mở cửa.
Tuy nhiên, lực cầu hấp thụ khá tích cực đã giúp thị trường bật ngược đi lên và le lói sắc xanh sau gần 1 giờ giao dịch. Trên bảng điện tử, số mã xanh đang dần chiếm áp đảo hơn, trong đó nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn là điểm sáng của thị trường.
Nhiều cổ phiếu như PTL, PXS, NVT, CIG, PXI, ROS, TGG, TSC đã nhanh chóng khoe sắc tím. Trong đó, ROS đang là mã giao dịch sôi động nhất thị trường khi chuyển nhượng thành công hơn 8,4 triệu đơn vị, cùng lượng dư mua trần không ngừng tăng lên, với gần 4,7 triệu đơn vị.
Ngoài ROS, các thành viên khác trong nhà FLC cũng đều tăng mạnh, trong đó ART và KLF có lúc chạm trần hoặc áp sát trần, với mức tăng hiện hơn 6-7%; FLC cũng nới rộng biên độ tăng và tiến gần với mức giá trần; cặp AMD và HAI tăng trên 3,5%.
Bên cạnh họ FLC, nhiều mã nóng khác như HQC, APH, ITA, LDG… đều duy trì đà khởi sắc.
Trong khi đó, ở nhóm cổ phiếu bluechip, các cổ phiếu lớn nhóm ngân hàng, bảo hiểm là BID và BVH đang hỗ trợ tốt cho sự hồi phục của thị trường. Các mã khác như TCB, VNM, SSI, HPG đều nhích nhẹ.
Trái lại, cặp đôi lớn nhóm bất động sản là VHM và VIC đều có mức giảm hơn 1%, đi ngược xu hướng chung của phần lớn các cổ phiếu trong ngành.
Sau nửa đầu phiên rung lắc, thị trường đã có những tín hiệu lạc quan với diễn biến tăng tốt về điểm số cùng thanh khoản sôi động.
Chốt phiên, sàn HOSE có 291 mã tăng và 122 mã giảm, VN-Index tăng 10,43 điểm (+0,77%) lên 1.361,42 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 315 triệu đơn vị, giá trị 10.457,71 tỷ đồng, tăng 5,44% về khối lượng và 36,63% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 36,73 triệu đơn vị, giá trị 2.769,65 tỷ đồng.
Nhóm VN30 chỉ còn 4 mã giao dịch dưới mốc tham chiếu gồm VHM giảm 1,6%; GAS, GVR, CTG giảm nhẹ trên dưới 0,5%.
Trái lại, nhóm này có tới 25 mã tăng nhưng biên độ khá hẹp khi phần lớn tăng chưa tới 1%. Trong đó, ACB, BVH và PNJ dẫn đầu khi tăng hơn 2%; một số mã lớn khác như BID, MSN, VRE, TCB tăng hơn 1%.
Bên cạnh diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu bluechip, ở top vừa và nhỏ vẫn là điểm sáng của thị trường. Đáng chú ý là bộ 3 gồm HQC, ROS và TSC đều tăng trần với thanh khoản sôi động 9-10 triệu đơn vị cùng lượng dư mua trần một vài triệu đơn vị, trong đó ROS dư mua trần 9,37 triệu đơn vị.
Các mã khác như PXS, FTM, PTL, NVT, TSC, TGG… cùng khoe sắc tím. Cổ phiếu FLC cũng tăng vọt lên sát mức giá trần 8.790 đồng/CP, tăng 6,5% với thanh khoản dẫn đầu, đạt 10,55 triệu đơn vị.
Xét về nhóm ngành, nhóm thủy sản là điểm sáng thị trường với ANV, ACL tăng trần, CMX tăng 6,2%, AGM tăng 5,9%, VHC tăng 5,6%, IDI tăng 5,4%.
Ở nhóm trụ cột, dòng bank chỉ còn CTG và SSB giảm điểm, còn lại đều khởi sắc, là động lực giúp thị trường nới rộng đà tăng. Trong đó, VIB tăng tốt nhất ngành đạt 3,74%, ACB tăng 2,9%, BID và TCB cùng tăng hơn 1%, còn lại nhích nhẹ chưa tới 0,5%.
Nhóm chứng khoán có phần kém tích cực hơn khi biến động lình xình quanh mốc tham chiếu với các mã lớn hơn trong ngành như HCM, VCI, SHS đứng giá tham chiếu, VND và SSI chỉ nhích 1 bước giá…
Trên sàn HNX, thị trường cũng đảo chiều hồi phục tích cực về cuối phiên.
Chốt phiên, sàn HNX có 131 mã tăng và 61 mã giảm, HNX-Index tăng 2,41 điểm (+0,67%), lên 362,61 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 42,35 triệu đơn vị, giá trị 880,94 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,8 triệu đơn vị, giá trị 38,29 tỷ đồng.
Nhóm HNX30 có đóng góp tích cực cho thị trường khi hồi phục và chốt phiên tăng gần 5 điểm, với việc ghi nhận 16 mã tăng và 10 mã giảm.
Trong đó, các mã tăng tốt phải kể đến như LAS tăng 4,5%, PVC và PVS cùng tăng 3,8%, TNG tăng 3,7%, CEO tăng 3,6%... Đáng chú ý, PVS có thanh khoản dẫn đầu thị trường với hơn 6 triệu đơn vị khớp lệnh; các mã CEO, TNG, PVC cũng có thanh khoản một vài triệu đơn vị.
Trái lại, có 10 mã trong nhóm này giao dịch dưới mốc tham chiếu, với L14 dẫn đầu khi giảm 3,9%, các mã VMC, TVC, NRC, SHN, DDG, VCS… giảm nhẹ trên dưới 1%. Còn lại IDC, IDV, LHC và SHS chốt phiên tại mốc tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ trên HNX cũng diễn biến tích cực, điển hình như BII chốt phiên tăng trần với khối lượng khớp xấp xỉ 2 triệu đơn vị và dư mua trần gần 0,4 triệu đơn vị; ART tăng 7,5% lên sát trần 7.200 đồng/CP và thanh khoản cũng thuộc top 5 với khối lượng khớp hơn 1,8 triệu đơn vị; KLF có phần thu hẹp biên độ nhưng chốt phiên vẫn tăng 2% lên mức 5.000 đồng/CP và khớp 4,29 triệu đơn vị…
Trên UPCoM, thị trường bật mạnh về cuối phiên và tạm dừng chân tại vùng giá cao nhất.
Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 1,04 điểm (+1,01%), lên 103,73 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 43,25 triệu đơn vị, giá trị 387 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,69 triệu đơn vị, giá trị 87,62 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ trên UPCoM cũng đua nhau nổi sóng với GTT, DPS, AVF, PVX cùng chốt phiên tăng trần với khối lượng giao dịch hơn 1 triệu đơn vị; HVG tăng 7,9% lên 4.100 đồng/CP và dẫn đầu thanh khoản, đạt hơn 2,66 triệu đơn vị; DCS tăng 8,7% lên 2.500 đồng/CP và khớp 2,37 triệu đơn vị, KSH tăng sát trần…
Tâm điểm đáng chú ý là VGI tăng mạnh cả giá và thanh khoản. Chốt phiên sáng, VGI tăng 9,7% lên mức 34.900 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lên tới hơn 2 triệu đơn vị, hơn gấp đôi so với 2 phiên giao dịch gần đây.
Cổ phiếu DDV tiếp tục tăng vọt 11,3% và chốt phiên tại mức giá 24.700 đồng/CP với khối lượng giao dịch đạt hơn 0,71 triệu đơn vị.
Tác giả: N.T
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy