Sau diễn biến giằng co đi ngang trong tháng 9, thị trường có phiên giao dịch đầu tiên của tháng 10 không mấy khả quan. Chỉ số VN-Index có thêm tuần giảm thứ 2 liên tiếp và chốt tuần dưới đường trung bình MA20 trên đồ thị tuần khi những nhóm cổ phiếu trụ cột như ngân hàng, chứng khoán đồng loạt giảm.
Tuy nhiên, đà giảm của thị trường cũng không quá lớn khi nhóm nguyên vật liệu như dầu khí, than, thép và thêm nhóm phân bón có tuần khởi sắc, làm đối trọng nâng đỡ thị trường.
Theo dự báo của SHS, trong tuần giao dịch mới, chỉ số VN-Index có thể sẽ giằng co và rung lắc với vùng kháng cự 1.340 - 1.345 điểm (MA50) và vùng hỗ trợ 1.330 - 1.335 điểm (MA20).
Bước vào phiên giao dịch sáng đầu tuần ngày 4/10, mặc dù nhóm cổ phiếu bluechip không mấy tích cực nhưng với dòng tiền lan tỏa ở các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đã giúp VN-Index mở cửa trong sắc xanh.
Các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ những thông tin tích cực về giá nguyên vật liệu, năng lượng tăng hay đầu tư công như dầu khí, than đá, thép, phân bón tiếp tục là điểm nóng của thị trường. Trong đó, sóng tăng từ nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục lan tỏa trong phiên sáng nay.
Các cổ phiếu trong nhóm dầu khí tăng khá mạnh, điển hình là GAS có thời điểm tăng kịch trần sau đó có chút hạ độ cao và là mã đóng góp lớn nhất về điểm số so VN-Index. Nhóm khí ngoài mã đầu ngành GAS, các mã nhỏ hơn như MTG, PVG, PCG tiếp tục có sắc tím.
Nhóm xăng dầu và liên quan cũng tăng mạnh như PLX tăng trên dưới 4%; PVC, PVB, PVS, PVD, BSR, OIL cũng đều tăng khá mạnh.
Theo ông Dương Hoàng Linh, Trưởng phòng phân tích CTCK Sacombank (SBS), việc đi lên của nhóm này cũng đồng pha với diễn biến tích cực của giá dầu thế giới thời gian qua. Tuy nhiên, vai trò và sự tác động, lan tỏa của nhóm ngành này đến thị trường chung thực tế lại không nhiều nên không thể kỳ vọng là động lực để dẫn dắt thị trường.
Bên cạnh nhóm cổ phiếu dầu khí, họ than cũng tiếp tục nóng trở lại với các thành viên như TVD, THT, MDC, HLC, NBC, TC6, TDN đồng loạt tăng kịch trần và trong trạng thái trắng bên bán.
Nhóm cổ phiếu thép dù không tăng quá mạnh, nhưng vẫn duy trì phong độ tốt với đồng loạt sắc xanh xuất hiện tại HPG, POM, TLH, HSG, SMC, NKG, TNA, TNI, VIS.
Trái lại, nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng và chứng khoán vẫn chưa hồi phục, tiếp tục đóng vai trò lực cản chính khiến VN-Index đang gặp khó khi tiếp cận ngưỡng 1.340 điểm. Cụ thể, bên cạnh VPB, CTG, HDB, OCB, MSB đang giảm hơn 2%, các mã khác như VCB, TCB, MBB, TPB, STB… giảm hơn 1%.
Cùng lực cầu gia tăng mạnh, sắc xanh cũng đã lan rộng hơn trên thị trường, giúp VN-Index giao dịch khởi sắc, nới rộng biên độ tăng về cuối phiên và chinh phục thành công mốc 1.340 điểm.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 219 mã tăng và 172 mã giảm, VN-Index tăng 6,5 điểm (+0,49%) lên 1.341,39 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 436,93 triệu đơn vị, giá trị 13.123,32 tỷ đồng, tăng 3,58% về khối lượng nhưng giảm nhẹ 1% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước ngày 1/10. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 22,14 triệu đơn vị, giá trị 812,44 tỷ đồng.
Nhóm VN30 giao dịch tích cực hơn khi có 17 mã tăng và chỉ còn 12 mã giao dịch dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, đà giảm mạnh chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng với VPB giảm 3% xuống 62.000 đồng; CTG giảm 2% xuống 29.150 đồng/CP; HDB giảm 2,8% xuống 24.150 đồng/CP; ACB, MBB, VCB, STB có mức giảm trên 1%.
Bên cạnh đó, cổ phiếu chứng khoán SSI tiếp tục để mất gần 2% xuống mức 38.450 đồng/CP. Ngoài ra, các thành viên khác trong nhóm như HCM, VND, VCI cũng có mức giảm trên dưới 2%.
Ở chiều ngược lại, các mã tăng tốt trong rổ VN30 phải kể đến là GAS tăng 5,3%, BVH, PLX, POW, tăng 3-4%; GVR, SAB, VJC, HPG tăng hơn 2%.
Xét về nhóm ngành, mặc dù vẫn đóng vai trò là điểm trừ chính của thị trường nhưng dòng bank đã có một vài điểm sáng khi đảo chiều thành công về cuối phiên. Cụ thể như BID tăng 1,29% lên 39.300 đồng/CP, TPB và LPB tăng nhẹ chưa tới 0,5%.
Ở nhóm cổ phiếu chứng khoán, sắc đỏ vẫn lan rộng và chỉ có một vài mã thuộc top sau như TVS, VIG, ORS, APS, ART tăng điểm.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu thép tiếp tục tiến bước với các mã chủ yếu tăng trên dưới 2%, đáng kể có POM tăng 4%. Và HPG vẫn là tâm điểm của nhóm nói riêng và của thị trường nói chung khi chốt phiên sáng tăng 2,1% lên mức 54.500 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh sôi động, đạt 21,36 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu dầu khí, dù có hạ nhiệt chút ít nhưng đây vẫn là nhóm giao dịch khởi sắc trong phiên sáng nay với các mã lớn như GAS tăng 5,3% lên mức 109.000 đồng/CP, PLX tăng 3,9% lên 23.700 đồng/CP, PVT tăng 3,9% lên 24.200 đồng/CP…
Nhóm cổ phiếu điện cũng giao dịch khởi sắc với REE tăng 4,9% lên mức 69.100 đồng/CP, VSH tăng kịch trần, PC1 tăng 2,7% lên 39.750 đồng/CP, NT2 tăng 5,6% lên 21.750 đồng/CP… Đáng chú ý là POW tăng 3,7% lên 12.650 đồng/CP với thanh khoản bùng nổ khi dẫn đầu thị trường với khối lượng khớp lệnh lên tới 25,7 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu đáng quan tâm, BCG sau những phiên giao dịch giằng co cũng đã tỏa sáng trong phiên sáng nay khi chốt phiên tăng 4% lên mức 18.300 đồng/CP cùng khối lượng giao dịch tích cực, đạt hơn 2,76 triệu đơn vị
Trên sàn HNX, sau diễn biến rung lắc vào giữa phiên, lực cầu dâng cao đã giúp thị trường cũng đã lấy lại sắc xanh.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 87 mã tăng và 85 mã giảm, HNX-Index tăng 1,23 điểm (+0,34%) lên 357,71 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 81,14 triệu đơn vị, giá trị 1.780,31 tỷ đồng, tăng 28,79% về lượng và xấp xỉ 36% về giá trị so với phiên trước đó. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,68 triệu đơn vị, giá trị 99,35 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu dầu khí và than và tâm điểm trên sàn HNX. Trong đó, nhóm cổ phiếu than tiếp tục “nóng bỏng tay” với các mã TC6, TDN, TVD, THT, NBC, MDC, HLC đồng loạt tăng trần cùng thanh khoản sôi động, đáng chú ý là TVD thanh khoản tăng đột biến với hơn 2,6 triệu khớp lệnh.
Ở nhóm họ P, cổ phiếu PVC nhanh chóng tăng kịch trần với thanh khoản tích cực, đạt 3,75 triệu đơn vị và dư mua trần 332.100 đơn vị; PVB tăng 6,8% lên mức cao nhất trong phiên 17.200 đồng/CP…
Trong khi đó, ở nhóm ngân hàng, sau phiên tăng vọt cuối tuần trước, cổ phiếu NVB đã đảo chiều giảm với biên độ hơn 1%, còn SHB đảo chiều hồi phục tăng 1,5% lên 26.500 đồng/CP và là mã dẫn đầu thanh khoản thị trường, đạt 10,9 triệu đơn vị.
Ngoài cặp đôi PVC và NBC tăng trần, trong nhóm HNX30, một số mã khác tăng tốt như VCS tăng 2,7% lên 129.900 đồng/CP, CEO tăng 3% lên 10.300 đồng/CP, LAS, NRC, TNG… cũng đều khởi sắc.
Trên UPCoM, thị trường đã thu hẹp biên độ giảm đáng kể và áp sát mốc tham chiếu.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,05 điểm (-0,05%) xuống 95,93 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 71,48 triệu đơn vị, giá trị 1.437,62 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,43 triệu đơn vị, giá trị 59,18 tỷ đồng.
Cặp đôi lớn họ dầu khí cũng là tâm điểm của thị trường UPCoM. Chốt phiên sáng nay, BSR tăng 4,5% lên mức 21.000 đồng/CP và khớp hơn 16 triệu đơn vị.
Tiếp theo là OIL tăng 7,7% lên mức 15.400 đồng/CP với thanh khoản đứng thứ 2 thị trường, đạt 5,18 triệu đơn vị.
Tác giả: T.Thúy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy