Theo Đề án quản lý kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2022-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, 100% các tuyến đường bộ cao tốc và các thành phố lớn trực thuộc Trung ương sẽ lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh (ITS-Intelligent Transport System).
Cao tốc Nha Trang – Cam Lâm sẽ triển khai hệ thống giao thông thông minh với tổng giá trị hợp đồng gần 350 tỷ đồng (ảnh minh hoạ).
Theo các chuyên gia, việc đề án xác lập mục tiêu đồng bộ hóa hệ thống điều hành giao thông thông minh sẽ đảm bảo sự "giao tiếp" thông tin chính xác và tức thời trong tuyến cũng như liên tuyến, không chỉ hỗ trợ công tác quản lý mà còn giúp nâng cao hoạt động cảnh báo rủi ro an toàn giao thông cho các tuyến đường.
Để hiện thực hoá, mới đây, Tập đoàn Sơn Hải đã ký hợp đồng đồng hệ thống giao thông thông minh với Công ty cổ phần Công nghệ-Viễn thông Elcom để triển khai hệ thống thông minh trên dự án thành phần cao tốc Nha Trang – Cam Lâm (thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020) với tổng giá trị hợp đồng gần 350 tỷ đồng.
Sau khi hoàn tất, cao tốc Nha Trang-Cam Lâm sẽ được trang bị hệ thống giao thông thông minh toàn diện, bao gồm cả hệ thống giám sát điều hành trên tuyến và hầm, hệ thống thu phí không dừng, hệ thống thông tin liên lạc, camera giao thông…
Trước đó, năm 2022, Tập đoàn Công nghệ thông tin-viễn thông Elcom cũng đã công bố hợp đồng triển khai hệ thống ITS theo hình thức chìa khóa trao tay cho dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt với chiều dài gần 50km.
Dự án được triển khai hệ thống ITS toàn diện gồm cả phần trên tuyến và phần hầm với tổng giá trị trên 200 tỷ đồng bao gồm tiến hành toàn bộ hoạt động như: Khảo sát, thiết kế thi công; cung cấp lắp đặt thiết bị, tích hợp phần mềm và đào tạo, chuyển giao công nghệ từ trung tâm quản lý điều hành, camera giám sát giao thông, phát hiện xe, biển báo điện tử, radio, tổng đài hay hệ thống truyền dẫn, cấp nguồn điện…
Đáng chú ý là hệ thống giám sát giao thông, cân tải trọng tự động và thu phí không dừng, theo lãnh đạo Elcom có độ chính xác khi nhận diện sự kiện giao thông và tự động xử lý nghiệp vụ, phân loại hành vi vi phạm trên cao tốc lên tới 98%.
Đề án quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đặt mục tiêu 100% chuyển đổi số các nghiệp vụ trong công tác xây dựng và quản lý, bảo trì của các đơn vị thuộc Bộ GTVT (ảnh minh hoạ).
Đề án quản lý kết cấu hạ tầng giao thông cũng đặt mục tiêu ứng dụng công nghệ và vật liệu tiên tiến để đổi mới công tác xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng làm chủ, vận hành hiệu quả những ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng 4.0.
Cũng trong giai đoạn này, hoàn thành 100% chuyển đổi số các nghiệp vụ trong công tác xây dựng và quản lý, bảo trì của các đơn vị thuộc Bộ GTVT, hình thành cơ sở hạ tầng dữ liệu. Từ đó, hướng đến hoàn thành 100% chuyển đổi số toàn diện vào năm 2030.
Tác giả: Hiểu Lam
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy