Đồng euro. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Vấn đề Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, và những lo ngại về xung đột thương mại đã khiến tăng trưởng kinh doanh của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 9/2019 rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua.
Dữ liệu thống kê của IHS Markit công bố ngày 23/9 cho hay Eurozone đang phải chứng kiến vấn đề nghiêm trọng khiến tăng trưởng trong ngành sản xuất sụt giảm với sản lượng ở mức thấp nhất kể từ năm 2012. Ngành dịch vụ cũng ghi nhận tin xấu khi tăng trưởng chững lại.
Theo IHS, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Eurozone, yếu tố chủ chốt đo lường sức khỏe kinh tế của ngành sản xuất, đã giảm từ 51,9 của tháng 8 xuống mức 50,4 trong tháng 9, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2013.
Chuyên gia kinh tế Chris Williamson của IHS Markit cảnh báo những dữ liệu tăng trưởng mới nhất cho thấy một nền kinh tế đang ở ngưỡng trượt dốc. Ông Williamson cho rằng nền kinh tế Eurozone đang ở gần mức chững lại trong bối cảnh sự trượt dốc trong lĩnh vực sản xuất gây ra hiệu ứng domino, lan sang ngành du lịch. Ngành sản xuất hàng hóa cũng hứng chịu sự sụt giảm nhanh nhất kể từ năm 2012, trong khi ngành dịch vụ ghi nhận mức tăng trưởng yếu kém nhất kể từ năm 2014.
IHS Markit cho biết vấn đề Brexit, mối quan ngại về các cuộc cạnh tranh thương mại và sự lo ngại về tình hình địa chính trị trên thế giới đã làm lung lay niềm tin của doanh nghiệp, đồng thời gia tăng mối quan ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Cuộc khảo sát của IHS Markit còn chỉ rõ thị trường lao động trong tháng 9 không mấy lạc quan với tỷ lệ việc làm mới được tạo ra ở mức thấp nhất kể từ tháng 1/2015. Theo cuộc khảo sát này, hai nền kinh tế lớn nhất Eurozone là Đức và Pháp ghi nhận tin không vui với PMI của Đức ở mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua, trong khi PMI của Pháp cũng sụt giảm. Tăng trưởng GDP của Eurozone trong quý III năm nay cũng tăng trưởng khiếm tốn, chỉ ở mức 0,1%.
Những số liệu trên được công bố sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) hồi đầu tháng này thông qua một gói biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm hỗ trợ nền kinh tế Eurozone vượt qua các cú sốc từ bên ngoài. Theo đó, ECB quyết định cắt giảm lãi suất tiền gửi từ -0,4% xuống mức thấp kỷ lục mới -0,5%, đồng thời tái khởi động chương trình mua trái phiếu với quy mô 20 tỷ euro/tháng kể từ tháng 11/2019 nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Eurozone và ngăn chặn những dự đoán đầy quan ngại về lạm phát.
Theo TTXVN
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy