Đúng chính sách, đúng thời điểm
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã ban hành Thông tư 03/2022 hướng dẫn các ngân hàng thương mại nhanh chóng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng. So với gói hỗ trợ lãi suất năm 2009 có những đặc điểm khác với năm nay và tác động của gói hỗ trợ này lên nền kinh tế trong thời gian tới thế nào, liệu dòng tiền có chạy vào thị trường rủi ro như chứng khoán, bất động sản là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Sau giai đoạn bật lò xo, nền kinh tế muốn phục hồi thực sự thì phải có một lực đẩy rất mạnh
Theo đó, gói hỗ trợ lãi suất 2% là chính sách hỗ trợ tín dụng phục hồi sản xuất kinh doanh thông qua các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực cụ thể, trong đó có 11 ngành bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và hướng tới mục tiêu giảm lãi suất cho vay xuống khoảng 0,5 -1 % trong 2 năm 2022 – 2023.
Tuy nhiên, trên nghị trường vừa qua có nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam đã hơi chậm trễ trong việc hỗ trợ nền kinh tế ảnh hưởng bởi đại dịch và sau dịch thì cần rất nhiều nguồn lực đổ vào. Ông Phan Lê Thành Long, chuyên gia tài chính đánh giá, những lĩnh vực như tiêu dùng bán lẻ, du lịch ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát đã bùng lên thông qua việc “chi tiêu mua sắm trả thù”, nhưng sau đó lại chùng ngay xuống, khiến các công ty du lịch cảm thấy khó khăn và doanh thu bán lẻ cũng sụt giảm. Để thấy rằng, sau giai đoạn bật lò xo, nền kinh tế muốn phục hồi thực sự thì phải có một lực đẩy rất mạnh.
Ông Nguyễn Minh Tuấn CEO AFA Capital cũng bình luận rằng, để tác động đến nền kinh tế sẽ cần hai cánh tay đắc lực là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Hiện nay, Chính phủ rất thận trọng trong việc mở rộng chính sách tiền tệ, khi Việt Nam đang đi sau so với tất cả các quốc gia khác, như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hay châu Âu đã bắt đầu thắt chặt lãi suất. Còn trong chính sách tài khóa, Việt Nam có hai công cụ gồm chi tiêu công và hỗ trợ trực tiếp cho nền kinh tế.
Theo ông Tuấn, Quốc hội đang muốn thông qua việc hỗ trợ lãi suất để hỗ trợ trực tiếp những ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng thị trường cũng xuất hiện hai luồng ý kiến trái chiều như: Thứ nhất, trước đây Việt Nam đã có chính sách hỗ trợ lãi suất năm 2009, dẫn đến hậu quả dòng tiền chảy vào những ngành rủi ro, gây lũng đoạn, làm thị trường sụt giảm những năm sau đó.
Thứ hai, là thị trường chứng khoán sẽ được bơm một lượng tiền lớn và bùng nổ trong tương lai.
Khi so sánh chính sách hỗ trợ lãi suất giữa năm 2009 và năm 2022 sẽ thấy:
Về điểm tích cực, trong năm 2009, ước tính có khoảng 30% số doanh nghiệp được tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất, theo đó GDP của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 5,2%, lạm phát chỉ 6,88%. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ những năm 1930, như Mỹ -2,5%, EU -4,3%, Thái Lan -2,3%, Singapore -0,6%, Malaysia -1,5%.
Trong các nhóm ngành kinh tế, dịch vụ và xây dựng là hai ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm này và tăng dần vào cuối năm nhờ vào sự ấm lên của thị trường bất động sản, xây dựng đạt mức tăng 11,36% trong quý 4/2009, cao nhất trong các ngành giúp tác động tích cực tới nhiều lĩnh vực liên quan như vật liệu xây dựng và góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho nền kinh tế.
“Đối với gói hỗ trợ năm nay, chúng tôi kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích để các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình hồi phục, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% của Chính phủ”, ông Tuấn kỳ vọng.
Về mặt tiêu cực, sai đoạn năm 2009-2011 xuất hiện dòng tiền đầu cơ đổ vào thị trường tài sản như vàng, ngoại tệ, bất động sản, gây áp lực không nhỏ lên lạm phát từ năm 2010. Cụ thể CPI năm 2010 - 2011 tăng cao lần lượt là 9,19% và 18,58%. Giá vàng năm 2009 tăng 19,16%, năm 2010 tăng 36,72% và đến năm 2011 tăng 39%.
“Đối với năm nay, việc doanh nghiệp được hỗ trợ nếu sử dụng nguồn vốn sai mục đích có thể dẫn tới những hiệu ứng không mong muốn trong nền kinh tế. Chúng tôi kỳ vọng dòng tiền sẽ được sử dụng đúng mục đích cho phục hồi sản xuất kinh doanh và rủi ro liên quan đến việc nợ xấu tăng lên do sử dụng vốn sai mục đích là thấp do: Cơ quan Nhà nước đã có những hành động định hướng dòng tiền tập trung vào sản xuất kinh doanh trước khi ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất. Bên cạnh đó, năng lực quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã được nâng cao và quy trình thẩm định cũng như giám sát chặt chẽ với các ngân hàng thương mại”, ông Tuấn phân tích.
Ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán
Lý giải thêm về vấn chu trình lãi suất lần này diễn ra chậm rãi hơn, ông Long cho rằng, do Chính phủ có sự thận trọng, để quản lý một cách tốt hơn với kinh nghiệm từ bài học lần trước và mọi vấn đề cũng được làm rõ hơn. Một điểm được đánh giá rất quan trọng nữa đó là sức khỏe của hệ thống ngân hàng vào thời điểm năm 2009 rất yếu về năng lực quản trị, nhưng đến nay nhiều ngân hàng đã hoàn thành theo quy chế quản trị Basel II.
Trên thị trường chứng khoán sẽ có 11 nhóm ngành được hưởng lợi, bởi vì khi giảm chi phí, giảm lãi suất thì định giá sẽ tăng
Có thể thấy, với quy mô GDP của Việt Nam hơn 300 tỷ USD, thì gói hỗ trợ lần này tương đối ổn định. Mặc dù trên thị trường đang có một số luồng thông tin về việc gói hỗ trợ sẽ tạo ra sự tăng trưởng vào chứng khoán, nhưng các chuyên gia tin tưởng, dòng tiền vẫn còn nhỏ bé và không có tác động đáng kể tới thị trường.
Ông Long cũng phân tích, trên thị trường chứng khoán sẽ có 11 nhóm ngành được hưởng lợi, bởi vì khi giảm chi phí, giảm lãi suất thì định giá sẽ tăng. Với quy mô thị trường chứng khoán hiện nay, việc tác động trực tiếp vào hệ thống là không dễ. Cùng với đó, quy mô lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế rất lớn, thì việc hỗ trợ lãi suất 2% chỉ như một “viên thuốc cảm” hơn là một “mũi tiêm” trực tiếp.
“Song có một ngành được hưởng lợi trực tiếp đó là ngân hàng vì quy mô tín dụng sẽ được tăng. Ngành ngân hàng ngoài được hỗ trợ lãi suất, sẽ còn được thêm phí từ các khoản vay, các giao dịch chính,... Cho nên 6 tháng cuối năm, chúng ta vẫn có thể kỳ vọng một chút về ngành này, trong bối cảnh ngành ngân hàng chiếm 40% tỷ trọng trên thị trường chứng khoán.
Hy vọng, với sự vừa đủ và kinh nghiệm của khối ngân hàng đã tốt hơn rất nhiều, gói kích cầu 2% lãi suất sẽ đúng và trúng. Điều đó tốt hơn rất nhiều cho toàn bộ nền kinh tế và thị trường chứng khoán trong 2-3 năm tới, còn nếu ngược lại, nó sẽ phản ánh ngay lập tức vào chỉ số lạm phát”, vị chuyên gia phân tích.
Theo chuyên gia, số liệu tháng 5/2022 cho thấy bức tranh tổng quan nền kinh tế tương đối sáng sủa. Trong đó, CPI tháng 5 tiếp tục tăng 0,38% so với tháng trước và tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, dư địa cho kiểm soát lạm phát đến cuối năm chỉ còn khoảng hơn 1,2%. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, thì con số tăng trưởng GDP có thể vượt mức 6% và kỳ vọng đạt 7%. Các chỉ số cấu phần như chỉ số công nghiệp, thương mại dịch vụ đang có tốc độ tăng trưởng rất tốt. Ví dụ công nghệ chiếm tỷ trọng cao là 8,3%, FDI đăng ký tuy có sụt giảm nhưng tổng vốn FDI trực tiếp vẫn tiếp tục tăng 7,8% lên 7,71 tỷ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 305,1 tỷ USD. tăng 15,6% so với cùng kỳ.
Tác giả: Diễm Ngọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy