Nghị quyết về thương vụ này vừa được Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán VNDirect thông qua.
Trong đó, CEO VNDirect Nguyễn Vũ Long được ủy quyền thỏa thuận, ký hợp đồng và thực hiện các công việc liên quan đến việc nhận chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Ẩm thực Mặt trời vàng (Goldsun Food).
Các bước thực hiện gồm tìm kiếm, lựa chọn đối tác chuyển nhượng, quyết định thời điểm, số lượng và giá trị nhận chuyển nhượng.
Goldsun Food được thành lập năm 2019, chuyển đổi từ Redsun-ITI, do ông Phạm Cao Vinh là người đại diện theo pháp luật. Vốn điều lệ ban đầu là 15 tỷ đồng do 5 cổ đông sáng lập góp.
Đầu năm 2024, công ty này tăng vốn điều lệ lên hơn 1.265 tỷ đồng, bao gồm 19,5 triệu cổ phiếu phổ thông (chiếm 15,4%) và 107 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức (84,6%).
Theo đó, nếu VNDirect hoàn tất thương vụ nhận chuyển nhượng 15% cổ phần phổ thông, công ty chứng khoán này sẽ nắm gần như toàn bộ quyền biểu quyết tại Goldsun Food. Phần lớn cổ phiếu đang lưu hành của chuỗi nhà hàng này là dạng cổ phần ưu đãi cổ tức, không có quyền biểu quyết.
Trong hơn một thập kỉ mở rộng chuỗi các thương hiệu ẩm thực tại Việt Nam, trái ngược với các tê tuổi khác, Goldsun Food khá kín tiếng trong việc mời gọi các nhà đầu tư. Ngay cả khi còn tồn tại dưới tên Redsun, lãnh đạo công ty cũng tiết lộ, công ty chưa nhận bất kỳ một đồng vốn ngoài từ các quỹ đầu tư nào.
Goldsun Food đang vận hành 14 thương hiệu nhà hàng, như King BBQ, Tasaki BBQ, ThaiExpress, Hotpot Story, Khao Lao, Sushi Kei
Ngoài việc vận hành 14 thương hiệu nhà hàng, công ty còn kinh doanh thực phẩm đóng gói, với các sản phẩm như kim chi, xốt, nước cốt và nguyên liệu lẩu. Chuỗi nhà hàng này hiện có hơn 6.000 nhân viên, đón khoảng 2,4 triệu khách hàng mỗi năm.
Cuối năm 2023, Goldsun Food “bắt tay” với Novaon Tech khởi động dự án chuyển đổi số về trải nghiệm khách hàng trong lĩnh vực F&B.
Lãnh đạo công ty từng chia sẻ với giới truyền thông, việc kinh doanh nhà hàng Nhật, Hàn của thương hiệu có mạnh hay không phụ thuộc dựa vào hai điểm.
Thứ nhất, mô hình nhà hàng công ty tự phát triển để độc quyền là toàn bộ ý tưởng được tham khảo từ thị trường thế giới và được nghiên cứu rất kỹ. Mỗi ý tưởng mà công ty đưa ra đều căn cứ vào tuổi thọ vòng đời ít nhất phải tồn tại được từ 15-20 năm trở lên.
Thứ hai, mỗi một năm công ty phải nghiên cứu cho ra đời ít nhất từ 1-2 ý tưởng mới. Mỗi ý tưởng phải mở ít nhất 10 nhà hàng trở nên mới bắt đầu lên kế hoạch nhượng quyền.
Theo đó, chiến lược của công ty trong ngành F&B là đưa các thương hiệu đồ ăn của thế giới vào Việt Nam và sẽ đưa thương hiệu đồ ăn của Việt Nam đi nước ngoài. Bởi với người nước ngoài, món ăn Việt Nam có điểm mạnh là cân bằng, tốt cho sức khoẻ.
Hiện công ty tiến hành nhượng quyền ra nước ngoài và tập trung phát triển chuỗi nhà hàng chuyên các món ăn truyền thống điển hình của Việt Nam đã được thế giới công nhận là ngon như bún, phở, nem… Thương hiệu cũng sẽ tập trung mở rộng nhượng quyền chuỗi King BBQ, Khao Lao, Sushi Kei.
Tác giả: Anh Hoa
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy