Ngày 10/7, chia sẻ với Dân Việt về kết luận này, GS-TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai) – người đã trực tiếp cấp cứu cho nhiều bệnh nhân trong vụ tai biến y khoa ở Hòa Bình và theo sát diễn biến sự cố này, cho biết, ông không đồng tình với kết luận trên.
Theo kết luận điều tra, cho đến thời điểm xảy ra sự cố y khoa, bác sĩ Hoàng Công Lương là bác sĩ duy nhất được phân công làm việc cố định tại Đơn nguyên thận nhân tạo của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, bác sĩ Lương còn thực hiện một số nhiệm vụ khác như ký xác nhận y lệnh của bác sĩ khác, chủ trì giao ban tại đơn nguyên, ký đề xuất sửa chữa hệ thống lọc nước RO…
Bác sĩ Hoàng Công Lương
Liên quan đến sự cố y khoa làm 9 bệnh nhân chạy thận tử vong, Công an tỉnh Hòa Bình xác định bị can Hoàng Công Lương chưa được người có trách nhiệm cho biết hệ thống lọc nước RO số 2 đã đảm bảo an toàn để đưa vào sử dụng. Bác sĩ Lương chỉ nghe điều dưỡng nói với mọi người trong Đơn nguyên thận nhân tạo là hệ thống nước đã sửa chữa xong. Bác sĩ Lương không báo cáo, không trao đổi với ai trước khi ra y lệnh chạy thận. CQĐT cho rằng bác sĩ Lương phải chịu trách nhiệm trong việc ra y lệnh chạy thận cho 18 bệnh nhân.
Bác sĩ Lương được đào tạo và có chứng chỉ về lọc máu, biết rõ nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng… nhưng không báo cáo người có thẩm quyền, không có căn cứ xác định hệ thống lọc nước đã an toàn dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Theo cơ quan điều tra, hành vi của bác sĩ Lương đủ yếu tố cấu thành tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
GS Bình phân tích, về quy trình chạy thận, bác sĩ sẽ xem xét lịch chạy thận cho bệnh nhân, khám sức khỏe thấy bệnh nhân đủ điều kiện chạy thận thì cho bệnh nhân chạy thận. Nếu trì hoãn việc chạy thận, có thể sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân sẽ bị đe dọa. Bác sĩ không thể biết được nguồn nước có đảm bảo chất lượng hay không. Việc đảm bảo chất lượng nguồn nước để chạy thận là của bộ phận khác.
“Giống như việc bạn đi mua xăng đổ vào xe, sau đó xe chạy và gây tai nạn do chất lượng xăng không đảm bảo thì trách nhiệm phải thuộc về người bán xăng, sao có thể đổ lỗi cho người mua xăng được. Giống như hoàn cảnh này, bác sĩ Lương chỉ là người “mua xăng”, còn việc cung cấp nguồn nước đảm bảo theo tiêu chuẩn để lọc máu – “bán xăng”, thuộc về bệnh viện”, GS Bình chia sẻ.
Về việc nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hòa Bình Trương Quý Dương chỉ bị đề nghị xử lý hành chính, GS Bình cũng cho rằng, rõ ràng ông Dương đã trực tiếp ký hợp đồng với Công ty Thiên Sơn để bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO, sau đó công ty này lại bán cho công ty thứ 3 (Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) để thực hiện hợp đồng mà không kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện, đánh giá chất lượng để xảy ra việc tồn dư hóa chất trong nước RO.
Hơn nữa, theo kết luận của cơ quan điều tra, ông Dương cũng không hề có quyết định giao phụ trách Đơn nguyên thận cho cá nhân cụ thể điều hành, không có quyết định giao hệ thống nước RO cho cá nhân trong khoa Hồi sức tích cực đảm nhiệm. Vì thế, không thể cho rằng, ông Dương và đại diện Công ty Thiên Sơn không thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
“Tại sao đến lúc xảy ra sự cố lại đổ lên đầu bác sĩ điều trị, không hề có trách nhiệm cũng không có năng lực, kỹ thuật để đánh giá chất lượng nước?”, GS Bình chất vấn.
GS Bình cũng hy vọng, khi vụ án được xử sơ thẩm lần 2 (lần 1 trả hồ sơ để điều tra bổ sung), Tòa án sẽ công tâm để xét xử đúng người, đúng tội, không để mình bác sĩ Lương phải gánh trách nhiệm mà vốn bác sĩ Lương không phải chịu.
Trước đó, tại buổi chia sẻ thông tin do Bộ Y tế tổ chức, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết: "Bác sĩ Lương bị truy tố tội danh Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là chưa đủ chứng cứ, chưa đủ căn cứ, do bác sĩ Lương không phải là người được phân công phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo". Ông Quang đã chỉ ra 3 bất thường trong vụ tai biến chạy thận chết người tại Hòa Bình vào tháng 5/2017. Cụ thể: Hóa chất sử dụng để súc rửa đường ống ngoài danh mục được sử dụng trong lĩnh vực y tế; Rắc rối hợp đồng B và B "phẩy" giữa Công ty Thiên Sơn và Trâm Anh; Tồn dư hóa chất sau súc rửa đường ống cao gấp hàng trăm lần mức cho phép. |
Theo Dân Việt
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy