UBND TP Hà Nội vừa ban hành Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030.
Nói về sự cần thiết của việc này, thành phố khẳng định, công tác đào tạo cán bộ, công chức, viên chức có vai trò rất quan trọng, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng và hiệu quả của đội ngũ cán bộ, công chức, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Trong giai đoạn 2022-2025, Hà Nội dự kiến chi hơn 61 tỷ đồng để cử cán bộ, công chức, viên chức đi học tiến sĩ, thạc sĩ trong và ngoài nước (Ảnh: Nguyễn Trường).
Trước đó, công tác đào tạo cán bộ giai đoạn 2016-2020 của thành phố đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu đặt ra; tạo sự chuyển biến về chất lượng và hiệu quả công tác, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công viên chức ở giai đoạn 2016-2020 còn một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.
Nội dung đề án thể hiện, nhóm đối tượng thuộc diện đào tạo, bồi dưỡng là công chức, lãnh đạo, quản lý cấp phòng và quy hoạch chức danh tương đương cấp phòng; công chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc các sở, cơ quan tương đương sở; UBND quận, huyện, thị xã; cán bộ công chức cấp xã; viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, chỉ tiêu trong 4 năm, tổng số học viên được đào tạo là 9.430 học viên. Trong đó, bồi dưỡng công chức các sở, ngành; UBND cấp huyện là 3.970 học viên; bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chức cấp xã 2.100 học viên; bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản trị đơn vị cho viên chức lãnh đạo quản lý là 3.090 học viên; đào tạo sau đại học 270 học viên.
Riêng về đào tạo sau đại học, Hà Nội sẽ cử đi đào tạo sau đại học tại các nước tiên tiến với công chức, viên chức không quá 35 tuổi thuộc các sở, cơ quan tương đương sở; UBND quận, huyện, thị xã; đơn vị sự nghiệp công lập. Chỉ tiêu là 30 người (5 tiến sĩ, 25 thạc sĩ).
Thành phố cũng sẽ cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước công chức, viên chức (lần đầu được cử đi đào tạo không quá 40 tuổi) thuộc các sở, cơ quan tương đương sở; UBND quận, huyện, thị xã; đơn vị sự nghiệp công lập. Chỉ tiêu đào tạo 240 người (40 tiến sĩ, 200 thạc sĩ).
Theo đề án, tổng kinh phí thực hiện đến năm 2025 là hơn 272,3 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố. Riêng đào tạo sau đại học, nguồn kinh phí dự kiến là 61,6 tỷ đồng, trong đó, đào tạo sau đại học tại các nước tiên tiến dự kiến chi phí hết 9,6 tỷ đồng, đào tạo sau đại học trong nước là 52 tỷ đồng.
Tác giả: Nguyễn Trường
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy