UBND Thành phố Hà Nội vừa có Tờ trình gửi HĐND Thành phố về phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công của TP Hà Nội.
Theo đó, HĐND TP xem xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư đối với 36 dự án có tổng mức đầu tư dự kiến là hơn 6.584 tỷ đồng, gồm 22 dự án nhóm B và 14 dự án nhóm C, trong đó dự án sử dụng ngân sách cấp Thành phố là 20 dự án; 16 dự án sử dụng 100% ngân sách cấp huyện, gồm các quận, huyện Gia Lâm, Đông Anh, Tây Hồ, Thanh Xuân, Thường Tín.
2 dự án bổ sung danh mục các dự án liên quan đến quản lý, vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh- Hà Đông và đoạn Nhổn - Ga Hà Nội.
HĐND Thành phố cũng xem xét phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư 7 dự án, với tổng mức đầu tư dự kiến 693,475 tỷ đồng gồm 3 dự án nhóm B, 4 dự án nhóm C, trong đó dự án sử dụng ngân sách cấp Thành phố 6 dự án và 1 dự án sử dụng 100% ngân sách cấp huyện của quận Long Biên.
Theo UBND Thành phố Hà Nội đối với các dự án sử dụng ngân sách cấp Thành phố khả năng cân đối nguồn vốn trung hạn 2021-2025 cho các dự án trên cơ sở các Nghị quyết của HĐND TP và phương án Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 với 8 lĩnh vực đầu tư gồm: quốc phòng, giáo dục-đào tạo và dạy nghề, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, đê điều, thuỷ lợi, giao thông.
Đáng chú ý, trong lĩnh vực giao thông cập nhật bổ sung vốn cho 2 dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao Kế hoạch vốn trung hạn, yêu cầu địa phương phải cân đối đối ứng đủ vốn để hoàn thành công trình và Dự án đường Vành đai 3,5 đoạn Hoàng Quốc Việt đến KCN Nam Thăng Long là dự án thuộc danh mục dự án lớn cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Ngoài ra, bổ sung cân đối ngân sách địa phương 19.477 tỷ đồng cho Dự án đường Vành đai 4 và dự nguồn 10.000 tỷ đồng ODA vay lại cho dự án đường sắt số 3.
Đề xuất phê duyệt chủ trương đầu tư cho 4 dự án, trong đó có 2 dự án bổ sung danh mục các dự án (liên quan đến quản lý, vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông và đoạn Nhổn - Ga Hà Nội, tổng mức đầu tư dự kiến là 78,346 tỷ đồng; 2 dự án khác, tổng mức đầu tư dự kiến 340,295 tỷ đồng (Dự án xây dựng, lắp đặt hệ thống thiết bị cân kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ, Dự án cải tạo, bổ sung kết nối tín hiệu giao thông đường bộ với đường sắt). Nhu cầu kế hoạch vốn trung hạn cho 4 dự án này dự kiến là 343 tỷ đồng.
Thành phố Hà Nội cũng đề xuất phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 3 dự án chuyển tiếp với tổng mức đầu tư dự kiến 518,897 tỷ đồng. Nhu cầu kế hoạch vốn trung hạn dự kiến là 325 tỷ đồng, tăng thêm 166 tỷ đồng so với mức vốn trung hạn đã được HĐND TP phê duyệt trước đó.
Đối với 16 dự án của các quận, huyện Gia Lâm, Đông Anh, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Thường Tín sử dụng ngân sách cấp huyện thuộc lĩnh vực giao thông, hạ tầng kỹ thuật, các quận, huyện báo cáo đảm bảo khả năng cân đối nhu cầu vốn cho các dự án và được HĐND quận, huyện thông qua chủ trương sử dụng ngân sách để thực hiện dự án./.
Tác giả: Đ.Hưng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy