Thông tin trên Zing.vn cho biết, sáng 25/3, HĐND Hà Nội tổ chức phiên giải trình về công tác quản lý trật tư xây dựng từ năm 2016 đến nay.
Theo đó, các thành viên UBND Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, phường, Chủ tịch UBND Hà Nội cũng phải giải trình về việc xử lý các sai phạm xây dựng trên địa bàn.
Nội dung UBND Hà Nội và các đơn vị được yêu cầu giải trình tập trung vào 7 nhóm vấn đề, bao gồm: Việc xử lý các công trình vi phạm tại các khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở; công trình xây dựng vi phạm trên đất công, đất nông nghiệp, xử lý các công trình xây dựng vi phạm trên đất lâm nghiệp, đất rừng trong đó có vi phạm đất rừng tại Sóc Sơn, Ba Vì.
Ngoài ra, Thành phố Hà Nội cũng được yêu cầu báo cáo việc xử lý các công trình siêu mỏng, siêu méo, cấp phép xây dựng và quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn. Thành phố cũng cần báo cáo kết quả xử lý các vi phạm trật tự xây dựng đã có kết luận thanh tra của các cấp có thẩm quyền.
Trong mỗi nội dung giải trình, HĐND Hà Nội đều yêu cầu lãnh đạo các cơ quan phải chỉ rõ các tồn tại, hạn chế; nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp xử lý trong thời gian tới.
Toàn cảnh phiên giải trình sáng 25/3. Ảnh: báo Kinh tế & Đô thị
Phiên giải trình cũng đề cập đến kết quả thanh tra công vụ, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, thủ trưởng các đơn vị, quận, huyện, thị; các cán bộ thanh tra xây dựng để xảy ra các vị cán bộ thanh tra xây dựng để xảy ra các vi phạm xây dựng nghiêm trọng, tồn đọng kéo dài không xử lý gây bức xúc trong dư luận và cử tri.
Theo báo cáo của UBND Thành phố, trong thời gian qua, Hà Nội đã xử lý 98 cán bộ, công chức và các lao động hợp đồng thuộc lực lượng thanh tra xây dựng do có liên quan đến các sai phạm xây dựng. Trong đó, 72 trường hợp bị khiển trách, 16 bị cảnh cáo, 3 bị hạ bậc lương, 2 bị giáng chức và 5 trường hợp bị buộc thôi việc.
Đưa tin thêm về nội dung buổi giải trình, báo Pháp luật TP HCM cho biết, trong số 98 trường hợp bị áp dụng các hình thức kỷ luận trên có 20 trường hợp là cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, trong đó có hai phó Chánh thanh tra, bảy trưởng phòng/đội trưởng, 11 phó phòng/đội phó.
Báo Kinh tế & Đô thị dẫn lời Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết thực trạng về sai phạm trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn TP chủ yếu ở 4 nhóm: Vi phạm TTXD ở công trình dự án do Chủ đầu tư là công ty; vi phạm của cá nhân hộ gia đình; vi phạm trên đất nông nghiệp (đất công do UBND xã quản lý, đất giao cho các hộ làm nông nghiệp); phát sinh đối với TTXD với nhà siêu mỏng siêu méo; vi phạm trật tự quản lý tại các khu rừng phòng hộ. Những vi phạm diễn ra trong thời gian ở nhiều mức độ khác nhau, nhiều công trình gây ra nhiều bức xúc cho cử tri; cũng đã có sự chỉ đạo cụ thể của Chính phủ, của cả hệ thống cơ quan báo chí T.Ư và TP, có nhiều ý kiến kiến nghị của cử tri trên địa bàn,…
Báo cáo cho thấy, tỷ lệ công trình có phép tăng qua từng năm: Năm 2016 đạt 95,61%, năm 2017 đạt 95,61% và năm 2018 đạt 97,9%. Trong khi, tỷ lệ công trình vi phạm TTXD giảm qua từng năm: Năm 2016 có 2.469 trường hợp, chiếm 13,5%; năm 2017 có 1.916 trường hợp, chiếm 10,99% và năm 2018 có 1.065 trường hợp, chiếm 5,22%. |
Ly Na (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy