Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng vừa ký văn bản số 194/TTr-UBND ngày 05/6/2020 về việc đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét thẩm định, phê duyệt Dự án Nhà máy Điện gió Kỳ Anh MK vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh).
Tuy nhiên, hiện nay Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016. Do đó, chưa có Dự án Nhà máy Điện gió Kỳ Anh MK trong quy hoạch.
Nhằm đảm bảo việc thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản đề Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét thẩm định, phê duyệt Dự án Nhà máy Điện gió Kỳ Anh MK vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến 2030 (Quy hoạch Điện VII điều chỉnh).
Nội dung dự án đề nghị điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch gồm: chủ đầu tư dự án là Công ty CP điện mặt trời Miền Trung MK; địa điểm thực hiện tại khu vực trên đất liền và trên biển xã Kỳ Khang, xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh); Tổng diện tích đất dự án dành cho khảo sát, nghiên cứu đầu tư khoảng 2.800ha; tổng diện tích đất sử dụng có thời hạn để xây dựng dự án là 34,25ha (chiếm 1,2% diện tích khảo sát, nghiên cứu)...
Vị trí khu vực khảo sát, nghiên cứu lắp đặt tubin gió trên biển không nằm trong khu vực bố trí quốc phòng, khu vực quy hoạch cho nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng, đất ưu tiên dành cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Về quy mô đầu tư, dự kiến tổng công suất lắp đặt của dự án là 403,2MW, bao gồm 04 nhà máy, mỗi nhà máy có công suất 100,8MW; sản lượng điện phát lên lưới của toàn bộ dự án là 1.139 GWh/năm.
Về thời gian vận hành, Nhà máy Điện gió Kỳ Anh MK1 bắt đầu vận hành từ tháng 6/2022, Nhà máy Điện gió Kỳ Anh MK2 vận hành tháng tháng 12/2022, Nhà máy Điện gió Kỳ Anh MK3 vận hành tháng tháng 6/2023, Nhà máy điện gió Kỳ Anh MK4 vận hành tháng 12/2023.
Tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 16.206,9 tỷ đồng. Trong đó 20% là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, 80% còn lại chủ đầu tư sẽ vay tín dụng từ các ngân hàng trong nước và quốc tế.
Điện gió trên biển (Ảnh minh họa)
Nhà máy điện gió Kỳ Anh MK với ưu điểm sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, phù hợp với chủ trương và phát huy được tiềm năng tự nhiên của tỉnh, sau khi đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh và cung ứng một phần cho nguồn điện quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.
Trước đó, vào tháng 4/2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có văn bản trình Chính phủ, Bộ Công Thương đề xuất bổ sung cụm dự án điện gió Kỳ Anh của Công ty CP Năng lượng Phước Trung vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia, giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh).
Theo đó, cụm dự án Nhà máy điện gió Kỳ Anh do Công ty CP Năng lượng Phước Trung đề xuất xây dựng tại các xã: Kỳ Tân, Kỳ Tây, Lâm Hợp và Kỳ Văn (huyện Kỳ Anh), với tổng mức đầu tư 4.915 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn 30% của doanh nghiệp, 70% chủ đầu tư huy động từ nguồn vay tín dụng ngân hàng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Dự án Nhà máy điện gió Kỳ Anh gồm 3 nhà máy, với tổng công suất lắp đặt 150 MW, sản lượng điện phát lên lưới khoảng 482 GWh/năm; thời gian vận hành vào quý 3/2021. Quá trình thực hiện là 18 tháng (bao gồm thời gian khảo sát đo gió).
Trong đó, Nhà máy điện gió Kỳ Anh PT1 được khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án trên diện tích khoảng 6,13ha, diện tích đất để xây dựng dự án là 9,29 ha (chiếm 1,5% diện tích khảo sát, nghiên cứu). Tổng công suất lắp đặt của nhà máy là 50 MW, sản lượng điện phát lên lưới 129,171 GWh/năm, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.638 tỉ đồng.
Nhà máy điện gió Kỳ Anh PT2 được khảo sát, nghiên cứu đầu tư trên diện tích khoảng 1.843ha, diện tích xây dựng dự án là 9,74ha. Dự kiến công suất lắp đặt 50 MW, sản lượng điện phát lên lưới 193,389 GWh/năm, dự kiến tổng mức đầu tư là hơn 1.638 tỉ đồng.
Nhà máy điện gió Kỳ Anh PT3 được khảo sát, nghiên cứu đầu tư trên diện tích khoảng 1.300ha, diện tích xây dựng dự án là 12,44ha. Tổng công suất lắp đặt của nhà máy là 50 MW, sản lượng điện phát lên lưới 159 GWh/năm, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.638 tỉ đồng.
Trên nhiều thị trường, điện gió là công nghệ sản xuất điện có sức cạnh tranh nhất. Đầu tư hợp lý vào nghiên cứu và phát triển (R&D), tiến bộ công nghệ cũng như lợi ích kinh tế khiến điện gió trở thành công nghệ được ưu tiên lựa chọn nhiều nhất để sản xuất điện trên toàn thế giới.
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, Việt Nam có nhu cầu cấp thiết về nguồn năng lượng sạch với giá phải chăng, và điện gió có thể góp một phần trong việc giải quyết nhu cầu này.
Đặc điểm của điện gió là chi phí xây dựng phần lớn đều là chi đầu tư trả trước, không phát sinh chi phí nhiên liệu và chi phí vận hành, bảo trì trong suốt vòng đời tương đối nhỏ. Do đó, vốn và chi phí vốn là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn để đầu tư vào điện gió.
Phúc Nhân
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- silicon làm khuôn
- gạch ốp giả gỗ
- Máy phát điện công nghiệp https://www.mayphatdiencongnghiep.info/
- Mua bán Opal Skyline bình dương
- Dự án Caraworld Cam Ranh Hotline: 0925119666
- Tin Tức dự án Caraworld Cam Ranh
- Căn hộ Masteri Grand View Masterise
- Shophouse The Manor Central Park
- Dự án Imperia Global Gate MIK Group
- Báo giá bàn ăn gỗ óc chó
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy