Hàng ngàn khối đất, hàng chục cây bạch đàn mỗi ngày sạt lở xuống bờ sông La khiến cho làng Soi, thôn Châu Trinh, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang có nguy cơ bị “xóa sổ”.
Nguy cơ "sông nuốt làng" đang hiện hữu từng ngày bởi nạn khai thác cát trái phép
Làng Soi vốn là một bãi đất nhô lên, chia dòng sông La làm 2 nhánh, rồi hợp lại về phía cuối bãi. Đầu nguồn bãi Soi là bến Tam Soa, nơi gặp nhau của 2 dòng sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu. Từ khi nạn khai thác trái phép cát hoành hành đã làm cho người dân làng Soi luôn phải sống trong bất an vì tình trạng sạt lở nghiêm trọng và chưa có dấu hiệu ngừng lại.
Hàng ngàn khối đất, hàng trăm gốc cây chống lũ đã trôi xuống dòng sông La
Một người dân thôn Châu Trinh, xã Tùng Ảnh bức xúc: "Cát tặc chủ yếu khai thác vào ban đêm, tầm 0h đến 4h sáng. Mỗi đêm chúng hút từ 8 đến 10 thuyền, loại thuyền gần 100m3".
Cũng theo người dân này, để đề phòng sạt lở, cuốn trôi cây cối, họ buộc phải tiến hành chặt hạ những cây nằm sát mép sông. Có những cây lớn, đường kính 40-50cm cũng không thể chống chọi với sự tàn phá gián tiếp của con người. Thiệt hại về kinh tế là vô cùng lớn.
Theo tìm hiểu của PV, do tình trạng khai thác cát lậu thời gian qua diễn ra rầm rộ nên một số hộ gia đình đã bị thiệt hại hàng trăm cây bạch đàn và hàng trăm mét đất sạt lở xuống dòng sông La.
Nguy cơ mất làng Soi đang hiện hữu.
Ông C., người dân trú thôn Châu Trinh nói: "Khoảng đầu năm 2021 đến nay, tình trạng khai thác tại bãi Soi lại tiếp tục tái diễn. Phát hiện có thuyền khai thác cát, chúng tôi đã báo cáo với Chủ tịch xã và Trưởng công an nhưng sau đó lại vẫn thấy thuyền chạy mà không bị bắt xử lý".
Ông Phan Tiến Dũng, Chủ tịch UBND xã Tùng Ảnh thừa nhận thông tin mà người dân phản ánh là có thật. Từ năm 2019, 2020 việc khai thác cát lậu ở khu vực này ngăn chặn rất tốt. Nhưng đầu năm 2021, tình trạng này có chiều hướng gia tăng do lực lượng và phương tiện của địa phương không đủ mạnh để trấn áp, truy bắt mà chủ yếu là đẩy đuổi nên chưa kiểm soát được.
Cũng theo ông Dũng, vì lợi nhuận nên đối tượng cát tặc ngày càng bất chấp, chúng manh động, ngang nhiên, trắng trợn, có tổ chức.
"Chúng khai thác hết sức tinh vi, dùng máy giảm thanh nên khó phát hiện. Một thuyền hút cát thì có 3-4 người canh gác cả trên cạn lẫn dưới nước. Khi có tin báo xã thành lập đoàn là đã có người báo cho bọn chúng tháo chạy", ông Dũng nói.
Về hướng giải quyết, vị Chủ tịch cho rằng, cần phối hợp chặt chẽ giữa tỉnh, huyện và các xã. Sự vào cuộc đồng bộ từ tỉnh đến huyện đến xã sẽ là vấn đề then chốt giải quyết được tình trạng này.
Quốc Hoàn – Hồ Thắng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy