Tin liên quan
Ngày 11/3, quan chức Ngân hàng Trung ương Bangladesh cho biết các nhà điều tra cho rằng một hacker chưa bị lộ danh tính đã cài đặt mã độc vào hệ thống máy tính của ngân hàng trung tâm để quan sát cách rút tiền của ngân hàng này từ tài khoản ở Mỹ.
Người phát ngôn Ngân hàng Trung ương Bangladesh cho biết các nhà điều ra tin rằng tấn công lần này rất tinh vi, mô tả chúng đã sử dụng những điểm yếu bảo mật chưa từng biết đến và đề cập đến một “mối đe dọa kéo dài”, tức tội phạm không gian mạng đã nằm bên trong hệ thống từ rất lâu trước đó, từ vài tháng hay thậm chí là hàng năm.
Ảnh minh họa
Các quan chức Ngân hàng Trung ương Bangladesh thừa nhận sự yếu kém trong hệ thống của họ và cho biết họ cần mất hai năm để sửa chữa những vấn đề này.
Ngân hàng Trung ương Bangladesh cho biết tài khoản của họ ở đây có nhiều tỷ USD để dùng cho thanh toán quốc tế. Vụ đánh cắp tiền đã sử dụng cách thanh toán tương tự cho các nơi trên thế giới.
Theo ngân hàng Bangladesh thì có khoảng 80 triệu USD được tin có điểm đến cuối cùng ở Philippines và một số khác chuyển đến sòng bạc rồi đến Hong Kong (Trung Quốc). Một khoản tiền 20 triệu USD được chuyển thẳng đến một tổ chức phi chính phủ ở Sri Lanka.
Nhưng một giao dịch chuyển tiền lớn bất thường đến một quốc đảo và bị sai tên của nơi nhận là một tổ chức phi chính phủ bị cảnh báo đỏ đã giúp vụ cướp nhà băng bị đưa ra ánh sáng. Khoản chuyển tiền lớn bị ngăn chặn vào khoảng từ 850 triệu USD đến 870 triệu USD.
Việc sai tên được cho là lỗi chính tả khá cơ bản khi viết chữ “foundation” thành “fandation”. Ngân hàng Deutsche Bank, nơi thực hiện vụ chuyển tiền, đã hỏi lại Ngân hàng Trung ương Bangladesh về lỗi chính tả này. Một số bình luận hóm hỉnh nhận xét là nên khuyến cáo hacker cần thường xuyên sử dụng công cụ “spellcheck”.
Theo hãng tin Reuters thì các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác đang muốn tìm hiểu làm cách nào mà ngân hàng trung ương Bangladesh bị xâm phạm để họ có thể đánh giá hệ thống mạng của mình nhằm ngăn chặn các vụ tấn công tương tự hoặc đã bị xâm phạm.
Sự cố này được xem là thông điệp để các ngân hàng trung ương trên thế giới nâng cao mức bảo mật và yêu cầu các tổ chức tài chính cần chặt chẽ hơn để ngăn chặn các vụ tấn công tương tự.
Các chuyên gia bảo mật hy vọng mẫu mã độc sẽ cho phép các nhà nghiên cứu có thể xác định có phải là hệ thống của ngân hàng là thực sự tin cậy hay hệ thống bảo mật của Ngân hàng Trung ương Bangladesh đã không đủ mạnh để ngăn chặn vụ tấn công.
PV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy