UBND TP Hải Phòng vừa có văn bản chỉ đạo xử lý thông tin phản ánh hoạt động tái chế phế liệu gây ô nhiễm môi trường tại xã Đông Sơn và xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên.
Theo văn bản số 3372/VP-MT của UBND TP Hải Phòng ngày 5/10, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng giao UBND huyện Thủy Nguyên chủ trì cùng các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh, làm rõ thông tin phản ánh; xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật (nếu có), báo cáo UBND TP Hải Phòng trước ngày 20/10/2020.
Hệ thống máy móc tái chế phế liệu trái phép gây ô nhiễm môi trường của Công ty Hải Dương
Ngày 9/10, ông Nguyễn Văn Viển, Phó Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) cho biết: “UBND huyện Thủy Nguyên đã nhận được ý kiến chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng về xử lý vụ việc. Trước đó, ngày 6/10, UBND huyện Thủy Nguyên đã tổ chức cuộc họp với các đơn vị liên quan, chính quyền địa phương về xử lý vụ việc”.
Theo ông Viển, UBND huyện Thủy Nguyên đã chỉ đạo, yêu cầu UBND xã Đông Sơn phối hợp với các cơ quan chức năng kiên quyết xử lý dứt điểm; đồng thời yêu cầu tháo dỡ, di chuyển toàn bộ máy móc, thiết bị, phế liệu trên đất vi phạm của Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ và Vận tải Hải Dương. Nếu Công ty Hải Dương không tự tháo dỡ máy móc thiết bị, UBND huyện Thủy Nguyên sẽ ra quyết định cưỡng chế.
Hiện, UBND huyện Thủy Nguyên đã chỉ đạo Công ty Nam Bình Phát - đơn vị cho Công ty Hải Dương dùng đường dây điện trái phép phải cắt điện nối với hệ thống máy móc hoạt động trái phép của Công ty Hải Dương.
Các loại phế liệu được tập kết tại khu vực Công ty Hải Dương tái chế trái phép
Trước đó, ANTT đăng tải bài viết: “Công ty Hải Dương tái chế phế liệu không phép, gây ô nhiễm môi trường” phản ánh: Những tháng gần đây hàng nghìn công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp có trụ sở tại khu vực giáp ranh giữa các xã Đông Sơn và xã Kênh Giang (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) liên tục bị tra tấn bởi tiếng ồn, khói bụi. Nguyên nhân là do hoạt động tái chế phế liệu của Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ và Vận tải Hải Dương (Công ty Hải Dương).
Không chịu đựng được sự tra tấn kéo dài từ hoạt động tái chế phế liệu của Công ty Hải Dương, các doanh nghiệp và công nhân làm việc tại đây đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị tới chính quyền địa phương.
Tuy phía chính quyền đã nhiều lần yêu cầu Công ty Hải Dương dừng hoạt động tái chế phế liệu không phép, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng nghìn công nhân nhưng chỉ được một thời gian ngắn thì lại tái diễn.
Trước việc Công ty Hải Dương liên tục tái diễn hoạt động không phép, gây ô nhiễm môi trường khiến dư luận bức xúc, ngày 16/9, ông Nguyễn Văn Viển, Phó Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên chủ trì cuộc họp xử lý vụ việc.
Tại cuộc họp, ông Viển yêu cầu Công ty Hải Dương ngay lập tức dừng hoạt động tập kết, sơ, tái chế phế liệu không phép gây ô nhiễm môi trường tại khu đất công ích thuộc thôn 6 xã Đông Sơn. Đồng thời, yêu cầu Công ty Hải Dương di chuyển toàn bộ tài sản, máy móc, nguyên vật liệu ra khỏi khu đất trước ngày 25/9.
Vũ Đạt
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy