"Đây cũng là một bước để thiết lập khuôn khổ quản trị hiện đại, minh bạch, mang tính chất của một nhà đầu tư".
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu như vậy tại Diễn đàn Quản trị sự thay đổi và tái cấu trúc DNNN trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra sáng 30/11.
Diễn đàn Quản trị sự thay đổi và tái cấu trúc DNNN trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Theo Ban tổ chức Diễn đàn, sắp xếp, đổi mới và thích ứng với sự thay đổi trong công cuộc cổ phần hóa DNNN là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong phát triển kinh tế-xã hội hằng năm nhằm nâng cao hiệu quả tái cấu trúc DNNN trong bối cảnh toàn cầu chú trọng thực chất và hiệu quả.
Để thực hiện công tác sắp xếp và đổi mới DNNN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 707/2017/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020”. Cùng với Nghị quyết số 12/2017/NQ của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành trong Hội nghị lần thứ V một lần nữa nhấn mạnh việc đẩy mạnh tái cơ cấu, sắp xếp DNNN là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Theo số liệu của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN, trong năm 2017, cả nước phê duyệt phương án cổ phần hóa 57 DNNN (năm 2016 là 55 DN).
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Chính phủ đã tiếp tục phê duyệt phương án cổ phần hóa 19 DNNN (bằng 86% so với cùng kỳ 2017), tổng giá trị DN là 40.672 tỷ đồng, trong đó, giá trị vốn nhà nước là 23.084 tỷ đồng. Tổng thu từ cổ phần hóa 6 tháng đầu năm 2018 đạt 28.055 tỷ đồng, trong đó thu từ cổ phần hóa là 22.457 tỷ đồng và thu từ thoái vốn là 5.598 tỷ đồng.
Lũy kế đến nay, tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt khoảng 198.000 tỷ đồng, trong đó năm 2016 thu 30.000 tỷ đồng, năm 2017 thu 140.000 tỷ đồng và 2018 là 28.000 tỷ đồng.
Tại Diễn đàn, các nhà quản lý, các chuyên gia, đại diện DNNN đã đối thoại, trao đổi thẳng thắn về cơ chế chính sách và thực trạng cơ cấu lại, đổi mới DNNN, cùng với đó là những vướng mắc rào cản đối với tiến trình cổ phần hóa DNNN, tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đối với tiến trình cổ phần hóa.
Thông qua trao đổi, thảo luận, góp ý, các chuyên gia kinh tế, đại diện DNNN đã đưa ra những đánh giá khách quan về vai trò của thiết chế hỗ trợ tái cơ cấu DNNN và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị và hiệu quả hoạt động của DNNN, nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trước nay chúng ta quản lý DNNN theo kiểu tăng cường thanh tra, kiểm tra… như thế vô tình chúng ta khoác cho DNNN cái áo chật chội, mà chúng ta không nói đến cái gốc của tái cơ cấu, đổi mới DNNN là quản trị tốt. Đây mới là mấu chốt để góp phần cải thiện vấn đề tái cơ cấu, đổi mới DNNN.
Về sự ra đời của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh, sự chồng chéo, trùng lặp trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN dẫn tới đòi hỏi phải cải cách.
Theo ông Hiếu, cải cách có thể thành công hay không, nhưng nếu không cải cách thì mọi việc đứng yên, trong khi đó khi thực hiện cải cách, chúng ta có cơ hội thành công trong tái cấu trúc DNNN.
Thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN là bước tiến cụ thể thực hiện chủ trương, nỗ lực của Chính phủ trong tách bạch quyền chủ sở hữu và quản lý nhà nước, một bước để thiết lập khuôn khổ quản trị hiện đại, minh bạch, mang tính chất của một nhà đầu tư.
Kỳ vọng lớn nhất là mặc dù cơ quan này là cơ quan thuộc Chính phủ, song không chỉ giúp bảo tồn phát triển vốn mà còn nâng cao hiệu quả DNNN. Thành lập Ủy ban còn là thúc đẩy và thiết lập quản trị tốt tại DNNN, ngay cả khi Nhà nước không nắm giữ vốn ở đó.
Tuy nhiên, theo ông Hiếu, có hai thách thức lớn của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN. Thách thức thứ nhất là Ủy ban này khoác áo cơ quan Nhà nước nhưng tinh thần lại phải hoạt động như một nhà đầu tư có tính chuyên môn cao và chuyên nghiệp cao.
Thứ hai là cơ quan nhà nước nhưng với những đòi hỏi cao như vậy thì cần phải cơ chế nào mới khuyến khích Ủy ban có nhân sự tốt, chuyên gia tốt. Công việc của Ủy ban sẽ rất nhiều, rất nặng nề, vượt qua thách thức này trước mắt rất cần sự nỗ lực.
Theo báo Hải Quan
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy