Ngày 3/3, Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết chính phủ sẽ thắt chặt quy định cấp thị thực cho sinh viên nước ngoài tham gia chương trình du học tiếng Hàn tại các trường đại học, bắt đầu từ ngày 4/3.
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh trung tâm môi giới nhập cư đang lạm dụng chương trình thị thực trao đổi tiếng cho sinh viên quốc tế. Số người nước ngoài cư trú bất hợp pháp sau khi nhập cảnh bằng visa trao đổi ngôn ngữ đã tăng gấp ba, từ 4.290 trường hợp trong 2015 tới 12.520 trong 2018, theo số liệu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Hàn Quốc.
Đại học ngoại ngữ Hankuk. Ảnh: Asia Exchange.
"Trước đây chúng tôi đã cho trường đại học quyền tự chủ tối đa trong việc tuyển chọn sinh viên trao đổi nước ngoài. Nhưng các trường đã không sát sao kiểm tra khả năng tài chính và học lực của sinh viên ứng tuyển, từ đó làm gia tăng số người nhập cư trái phép", phát ngôn viên Bộ Tư pháp nói.
Cụ thể, sinh viên Việt Nam sẽ bị kiểm tra tài chính nghiêm ngặt hơn vì khoảng 70% số người nhập cư trái phép vào Hàn Quốc bằng visa chương trình đào tạo ngôn ngữ D-4 có quốc tịch Việt Nam, theo số liệu năm 2018 của Bộ Tư pháp Hàn Quốc.
Thay vì chỉ phải chứng minh có 9.000 USD học phí trong tài khoản ngân hàng, Bộ Tư pháp Hàn Quốc sẽ yêu cầu du học sinh Việt Nam phải gửi 10.000 USD vào tài khoản chỉ cho phép rút 5 triệu won (4.400 USD) mỗi 6 tháng, từ đó ngăn chặn hiện tượng ứng viên rút toàn bộ tiền trong một lần để trả lại cho trung tâm môi giới nhập cư ngay khi được cấp visa D-4.
Ngoài ra, ứng viên tới từ những nước có tỉ lệ sinh viên bỏ học giữa chừng để tham gia lao động trái phép (bao gồm Guinea, Mali, Uganda, Ethiopia, và Cameroon) sẽ cần chứng chỉ TOPIK cấp 3 hoặc cao hơn, hoặc đạt 530 điểm TOEFL để theo học chương trình tiếng Hàn tại trường đại học "cấp thấp". Danh sách trường "cấp thấp" sẽ được Bộ Giáo dục đánh giá dựa trên tiêu chí như tỉ lệ bỏ học và tỉ lệ cư trú bất hợp pháp của cựu sinh viên theo học tại trường.
Theo Koreatimes, Bộ Tư pháp cũng giới hạn lượng sinh viên nước ngoài tham gia chương trình ngôn ngữ tiếng Hàn mà một trường đại học "cấp thấp" có thể tiếp nhận, đồng thời yêu cầu một giảng viên ngôn ngữ chỉ được phép dạy 30 sinh viên. Cũng cùng tiêu chuẩn trên, 50 trường đại học "cấp cao" có thể cấp thị thực điện tử cho sinh viên trao đổi ngôn ngữ theo học tại trường.
Song song với đó, quy định về sinh viên quốc tế làm việc bán thời gian sẽ được nới lỏng một phần vì có nhiều ý kiến cho rằng việc cấm đoán du học sinh làm việc trong ngành sản xuất chế tạo sẽ làm tăng lượng người làm việc trái phép, đặc biệt ở những trường đại học tỉnh, nơi có ít công việc bán thời gian.
Theo đó, quy định mới cho phép sinh viên nước ngoài được làm công việc bán thời gian hợp pháp trong ngành sản xuất chế tạo nếu có chứng chỉ TOPIK cấp 4 hoặc hơn.
Theo VnExpress
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy