Thuốc điều trị Covid-19 thử nghiệm do Merck phát triển (Ảnh: Reuters).
Theo New York Times, công ty dược phẩm Mỹ Merck đã ký thỏa thuận với Tổ chức Bằng sáng chế Thuốc (MPP) do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn nhằm chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc kháng virus molnupiravir, loại thuốc dùng trong điều trị Covid-19, cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Quyết định này sẽ cho phép molnupiravir được "sản xuất và bán với giá rẻ" tại các quốc gia nghèo nhất trên thế giới.
Thông báo của MPP và Merck ngày 27/10 cho biết, MPP sẽ làm việc với nhiều nhà sản xuất để cung cấp molnupiravir cho khoảng 105 quốc gia, chủ yếu ở châu Phi và châu Á, trong đó có Pakistan, Campuchia và toàn bộ châu Phi.
Hiện chưa rõ sẽ có bao nhiêu liệu trình thuốc được sản xuất sau khi thỏa thuận trên được triển khai, nhưng một số nhà sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu cung ứng thuốc trong năm nay. Trong khi đó, Merck cho biết họ có thể sản xuất 10 triệu liệu trình thuốc vào cuối năm nay và đang tăng cường sản lượng trong năm tới.
"Ngay từ đầu, chúng tôi đã muốn mở rộng phạm vi địa lý cho các đối tác chung", Paul Schaper, giám đốc điều hành chính sách công của Merck, cho biết.
Ông Schaper nói thêm rằng, các thỏa thuận cung ứng và thỏa thuận cấp phép của Merck sẽ cung ứng thuốc trên phạm vi toàn cầu, ở cả các nước thu nhập cao cũng như các nước thu nhập thấp và trung bình cùng một lúc.
Thỏa thuận chuyển giao quyền sản xuất thuốc là nỗ lực mới nhất nhằm tránh tình trạng bất bình đẳng trong việc tiếp cận phương pháp điều trị Covid-19 giữa các quốc gia giàu - nghèo trên thế giới, tránh lặp lại kịch bản như từng xảy ra với vaccine Covid-19.
"Thỏa thuận cấp phép của Merck là một biện pháp bảo vệ rất tốt và có ý nghĩa đối với người dân ở các quốc gia (thu nhập thấp) nơi có hơn một nửa dân số thế giới sinh sống. Nó sẽ tạo ra sự khác biệt", James Love, người đứng đầu tổ chức Knowledge Ecology International, nhận định.
Molnupiravir hứa hẹn sẽ là loại thuốc uống điều trị Covid-19 đầu tiên và những người bị nhiễm bệnh có thể uống tại nhà mà không cần nhập viện. Điều này giúp giảm bớt áp lực cho hệ thống y tế, đặc biệt tại các quốc gia mà người dân không dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.
Các nước giàu cũng đang tìm cách sở hữu thuốc điều trị Covid-19 và đã bắt đầu đạt được các thỏa thuận với Merck. Mỹ đã đồng ý trả 1,2 tỷ USD cho 1,7 triệu liệu trình thuốc.
Nhiều quốc gia châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia cũng đang đàm phán với Merck để mua thuốc điều trị Covid-19 trong thời gian sớm, sau khi đi sau các nước phương Tây trong việc triển khai vaccine Covid-19 do nguồn cung hạn chế.
Các thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị Covid-19 đã và đang được tiến hành trên thế giới, trong bối cảnh các hãng dược đang nỗ lực tìm ra cách thức đơn giản và giá cả phải chăng hơn nhằm điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 và hướng tới sớm kiểm soát đại dịch.
Các phương pháp điều trị theo đường uống được xem có thể là yếu tố "thay đổi cuộc chơi" để chống dịch vì chúng có thể dễ dàng được kê đơn và sử dụng cho những người trị bệnh tại nhà.
Vì thuốc kháng virus hoạt động bằng cách ngăn chặn mầm bệnh sinh sôi, chúng được kỳ vọng sẽ có hiệu quả đối với các biến chủng khác nhau. Thuốc cũng có thể được bào chế bằng công thức hóa học, có nghĩa là có thể được sản xuất tại các nhà máy dược và với chi phí bằng 1/10 hoặc ít hơn so với phương pháp điều trị bằng kháng thể.
Tác giả: Thành Đạt
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy