Việc phát triển thành công thuốc điều trị COVID-19 dạng uống đang được kỳ vọng là điều kiện cần thiết để đưa cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân trở lại bình thường, giảm lo lắng về dịch bệnh, giúp người bệnh dễ dàng điều trị tại nhà. Do đó, Hàn Quốc đã đặt mua số lượng lớn thuốc dạng này.
Hiện có ba hãng dược đi đầu trong phát triển thuốc điều trị COVID-19 dạng uống là MSD và Pfizer (Mỹ), Roche (Thụy Sĩ), đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba. Kết quả thử nghiệm tạm thời cho thấy thuốc điều trị COVID-19 giúp ngăn tình trạng bệnh tiến triển nặng và rút ngắn thời gian điều trị, song vẫn chưa có báo cáo nào về tính an toàn.
Thuốc Molnupiravir của hãng dược phẩm Merk. Ảnh: Bloomberg
Thuốc điều trị vaccine COVID-19 dạng uống dự kiến sẽ ra mắt sớm nhất là Molnupiravir của hãng dược MSD. Ngoài thử nghiệm cho bệnh nhân COVID-19, thuốc này gần đây đã được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba trên 1.300 người trưởng thành để xác nhận hiệu quả miễn dịch.
Thuốc Molnupiravir hoạt động theo nguyên lý tạo ra các lỗi trong quá trình sao chép RNA của virus, để virus tự động bị tiêu diệt. Liệu trình sử dụng là hai liều mỗi ngày, trong 5 ngày.
Hãng dược hy vọng thuốc Molnupiravir có thể được Mỹ gấp phép sử dụng khẩn cấp sớm là trong tháng tới. Mỹ đã đặt mua trước đơn hàng thuốc điều trị này trị giá 1,2 tỷ USD, tương đương dùng cho 1,7 triệu người.
Mặt khác, Chính phủ Hàn Quốc đã trích ngân sách 36,2 tỷ won (30,8 triệu USD) để mua thuốc điều trị COVID-19 dạng uống, đồng thời đang tiếp tục thảo luận với một số hãng dược trên thế giới để ký hợp đồng đặt mua trước.
Về vấn đề này, một chuyên gia nhận định hiện tại thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba vẫn chưa kết thúc, chưa có kết quả rõ ràng về hiệu quả, chi phí lại đắt đỏ nên Chính phủ cần tiếp cận vấn đề một cách thận trọng.
Trong khi đó, các hãng dược trong nước cũng đang phát triển 11 loại thuốc trị COVID-19 dạng uống, song vẫn còn mất nhiều thời gian trước khi thuốc có thể chính thức được tung ra thị trường. Chi phí điều trị nếu dùng thuốc dạng uống được ước tính lên tới hơn 900.000 won (765,7 USD). Chính phủ dự định chi trả toàn bộ chi phí này cho người bệnh.
Tác giả: PV
- 1. Thực hư tin đồn Ngọc Trinh mua 11ha đất ở Bảo Lộc để xây dựng homestay
- 2. Loạt chủ đầu tư tại TP HCM nợ thuế hàng trăm tỷ đồng
- 3. Giá đất nền Hưng Yên liên tục lập đỉnh mới, cần thận trọng điều gì?
- 4. 'Cắt cơn' sốt đất, giá nhà đất sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2022?
- 5. Bộ TN-MT đề nghị các địa phương chấn chỉnh đấu giá các khu đất 'vàng'
- Giải pháp nào để thu hút lao động quay trở lại làm việc tại vùng kinh tế trọng điểm
- Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất, mối nguy cơ đang lớn dần
- Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành ồ ạt
- Đặt mua sắt giá rẻ trên Zalo, chủ xưởng cơ khí bị lừa trên 300 triệu đồng
- Từ ngày 26/4, khôi phục thông quan hàng hóa trở lại tại cửa khẩu cầu Bắc Luân 2