Hơn nữa, trong số 201 doanh nghiệp (DN) thuộc 27 TĐ, TCT, công ty được kiểm toán đều phát hiện có sai sót trong việc hạch toán, kê khai nghĩa vụ ngân sách nhà nước (NSNN). Qua kiểm toán, cơ quan kiểm toán đã kiến nghị tăng thu NSNN 9.400 tỷ đồng và 420.000USD.
Nợ phải trả quá hạn hàng trăm tỷ đồng
Theo KTNN, nhiều TĐ, TCT nhà nước quản lý nợ chưa chặt chẽ, nợ phải thu quá hạn, như TCTCP Xuất nhập khẩu - xây dựng Việt Nam (Vinaconex) 541 tỷ đồng; công ty mẹ - TCT Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) 1.121 tỷ đồng; CTCP Vận tải - Thương mại VEAM 264 tỷ đồng; TĐ Hóa chất Việt Nam (Vinachem) 753 tỷ đồng; TCT Cảng hàng không Việt Nam 303,9 tỷ đồng; Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) 107,5 tỷ đồng; TCT Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) 60,3 tỷ đồng…
Đáng lưu ý, TCT Cà phê Việt Nam (Vinacafe), TCT Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD), Vinachem,TCT Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi không đúng quy định hàng chục tỷ đồng. Các TĐ, TCT này cũng chưa ban hành quy chế quản lý nợ phải thu, quy chế quản lý tiền, sử dụng tiền tồn quỹ, nhàn rỗi chưa linh hoạt.
Các DNNN có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng, tiềm ẩn rủi ro mất cân đối tài chính. Cụ thể, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH MTV Máy kéo và máy nông nghiệp 12,5 lần, CTCP Đường sắt Thanh Hóa 11,71 lần, CTCP Đường sắt Vĩnh Phú 6,67 lần, CTCP DAP số 2 - Vinachem 9,97 lần, CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc 8,53 lần, CTCP Phân bón và Hóa chất Cần Thơ 5,01 lần…
Một số DNNN phải đưa vào dạng giám sát tài chính đặc biệt như CTCP Vận tải thủy - Vinacomin, CTCP Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin, CTCP Cồn Rượu Hà Nội, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc.
Lỗ, âm vốn chủ sở hữu
Kết quả kiểm toán cũng cho thấy hoạt động đầu tư tài chính của một số TĐ, TCT không hiệu quả, nhiều công ty con thua lỗ lớn, âm vốn chủ sở hữu, phải giải thể. Hàng loạt công ty con thuộc Vinachem lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu. Tính đến hết tháng 12-2016, lỗ lũy kế của Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình 3.197 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 968 tỷ đồng; CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc 1.720 tỷ đồng; CTCP DAP số 2 - Vinachem 1.066 tỷ đồng…
Tương tự, nhiều công ty con của TĐ Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng rơi vào thua lỗ, trong đó lỗ lũy kế của TCT Điện lực TKV 451 tỷ đồng, CTCP Cromit Cổ Định Thanh Hóa 137 tỷ đồng, CTCP Vận tải thủy 126 tỷ đồng; âm vốn chủ sở hữu tại CTCP Vận tải và Thương mại VEAM 220 tỷ đồng, CTCP Xây dựng - Đầu tư phát triển Bạch Đằng 15 gần 3 tỷ đồng. Tình trạng khó khăn về tài chính buộc Vinacafe phải giải thể CTCP Giống cây trồng Vinacafe Tây Nguyên, TCT Xây dựng Sài Gòn giải thể CTCP Gạch ngói Sài Gòn và CTCP Kim Thạch.
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của một số TĐ, TCT cũng không hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro thua lỗ, mất vốn cao. Có thể kể đến hàng loạt dự án do TKV đầu tư ra nước ngoài đối mặt nguy cơ thua lỗ, mất vốn, như khai thác và chế biến quặng sắt mỏ Phu Nhoun, Bản Nato (Lào); khai thác và chế biến muối mỏ tại khu vực bản Đông Doc Mai, khảo sát thăm dò khoáng sản Crom - Antimon tại tỉnh Pousat (Campuchia); khai thác và chế biến tinh quặng bauxite công suất 300.000 tấn/năm tại tỉnh Mondulkiiri (Campuchia).
Một số dự án đầu tư ra nước ngoài của Vinachem cũng đối diện nguy cơ mất vốn đầu tư, đó là dự án khai thác mỏ muối tại Lào; dự án đầu tư thăm dò, đánh giá trữ lượng, khai thác và chế biến muối mỏ tại tỉnh Khammouan và tỉnh Savanahat (Lào).
Trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, diện tích, số lượng cơ sở đất các TĐ, TCT và DNNN được giao rất lớn, song chưa được quản lý chặt chẽ. Nhiều diện tích đất chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả, như Vinacafe gần 165ha, Sabeco 72,87ha, CTCP Bình Điền Mê Kông 3,5ha, VEAM 8,7ha, CTCP Cồn Rượu Hà Nội 8ha, CTCP Xây dựng - Đầu tư phát triển Bạch Đằng 15 hơn 2ha.
Nhiều diện tích đất sau khi giao DNNN sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp, chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với NSNN. Thí dụ, CTCP Thuốc sát trùng Việt Nam được giao gần 112ha tại tỉnh Lâm Đồng từ năm 2014 đến nay không phát huy hiệu quả; CTCP Hóa Chất Việt Trì được giao 1,9ha tại thành phố Việt Trì không sử dụng, cho thuê một phần diện tích. Bên cạnh đó, các DN như CTCP Than Cọc 6, TCT Cảng hàng không Việt Nam... được giao đất nhưng không hoàn thành nghĩa vụ tài chính ngân sách.
Với lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng, các TĐ, TCT đã để xảy ra nhiều sai sót, một số dự án lập tổng mức đầu tư không sát thực tế dẫn đến trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị lớn. Dự án cảng nhập than Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, điều chỉnh 3 lần, tăng 3.020 tỷ đồng; dự án đường dây 500KV nhiệt điện Duyên Hải - Mỹ Tho, điều chỉnh 1 lần, tăng 2.309 tỷ đồng; dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 1, điều chỉnh 2 lần tăng 10.322 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng Thủy điện Đakđrinh 1 lần, tăng 1.488 tỷ đồng, đang xin điều chỉnh lần 2; dự án Tổ hợp Bauxit - Nhôm Lâm Đồng 2 lần, tăng 9.194 tỷ đồng...
Theo Sài Gòn giải phóng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy