Nhu cầu đầu tư trái phiếu được đánh giá luôn hiện hữu ở mức cao. Ảnh minh họa: BNEWS/TTXVN
Thị trường chứng kiến 1.033 đợt chào bán, gấp 2,8 lần so với năm 2020 và tương đương quy mô trung bình 636 tỷ đồng/đợt. Ngoài ra còn có 4 đợt phát hành ra quốc tế với tổng giá trị 1,425 tỷ USD.
Trong đó tỷ lệ doanh nghiệp phát hành ra công chúng chiếm rất nhỏ chưa đến 4,6% (năm 2020 là 7,1%), phần lớn vẫn đến từ phát hành riêng lẻ.
Theo VBMA, có đến 243 doanh nghiệp lần đầu phát hành trái phiếu trong năm ngoái, chiếm 40% tổng khối lượng phát hành. Phần lớn là các cái tên mới, đa phần đến từ ngành bất động sản và xây dựng.
Các doanh nghiệp lần đầu phát hành với khối lượng lớn chủ yếu từ nhóm bất động sản nhà ở.
Đơn cử như các công ty thuộc nhóm Masterise Group huy động vốn đầu tư dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An hơn 22.000 tỷ đồng.
Ngoài ra còn có nhóm công ty (Sun Valley, Bách Hưng Vương, Wealth Power) huy động 9.420 tỷ đồng. Công ty Đầu tư xây dựng Vạn Trường Phát huy động 6.000 tỷ đồng để đầu tư Khu đô thị Việt Phát...
Đáng chú ý nhất là nhóm công ty Tân Hoàng Minh đã huy động trái phiếu với giá trị lên đến 10.130 tỷ đồng.
Nhìn lại 5 năm vừa qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang có sự phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân 46%/năm. Đến cuối năm 2021, thị trường Việt Nam có gần 1,2 triệu tỷ đồng được doanh nghiệp huy động qua thị trường trái phiếu, chiếm khoảng 12% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế và khoảng 15% GDP sau điều chỉnh.
Dù tăng với tốc độ như vậy, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Malaysia (56% GDP), Singapore (38% GDP), Thái Lan (25% GDP).
Từ năm 2019 đến nay lượng trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu vượt lượng phát hành trái phiếu Chính phủ, thậm chí tỷ lệ năm 2021 là gấp đôi ở mức hơn 658.000 tỷ đồng. Đây là xu hướng phù hợp của tăng trưởng kinh tế.
Từ năm 2019 đến nay lượng trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu vượt lượng phát hành trái phiếu Chính phủ. Ảnh minh họa: TTXVN
Sang đến năm nay, số liệu cập nhật từ VBMA phản ánh thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã hạ nhiệt trong 3 tháng qua khi các quy định mới bắt đầu có hiệu lực. Tổng giá trị phát hành trong quý đầu năm đạt xấp xỉ 40.000 tỷ đồng; trong đó phần lớn là phát hành riêng lẻ với giá trị gần 31.000 tỷ đồng và phần còn lại là phát hành ra công chúng.
Phần lớn các lô trái phiếu đều có giá trị không quá lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nổi bật có VIB phát hành các gói gần 3.000 tỷ đồng, LienVietPostBank có gói hơn 1.600 tỷ, Đầu tư IPA phát hành 1.000 tỷ.
Ngoài ra, lãi suất của cả thị trường trái phiếu Chính phủ và thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong quý đầu năm đều có áp lực tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 do lo ngại lạm phát.
Không thể phủ nhận, trái phiếu là kênh dẫn vốn cần thiết cho doanh nghiệp và cả chính phủ để phát triển nền kinh tế, cũng là kênh đầu tư có hiệu quả cao hơn tiền gửi tiết kiệm, lợi nhuận từ trái phiếu được cố định trước và thường thấp hơn đầu tư cổ phiếu. Xác xuất rủi ro của đầu tư trái phiếu vì thế cũng thấp hơn đầu tư cổ phiếu.
Tuy vậy, sự phát triển nhanh của thị trường trái phiếu cũng phát sinh những hệ lụy đáng tiếc khi mới đây toàn bộ 9 lô trái phiếu phát hành của nhóm Tân Hoàng Minh đã bị hủy bỏ.
Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt vi phạm hành chính đối với VsetGroup Apec Group do không nộp hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu, đồng thời buộc thu hồi trái phiếu đã chào bán, hoàn trả cho nhà đầu tư.
Cơ quan quản lý cũng đã nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn từ kênh huy động vốn này khi thị trường phát triển. Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế là một bước định hướng tất yếu về mặt chính sách để quản lý rủi ro hợp lý.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Tổng thư ký VBMA nhận định tiềm năng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều nhưng đây cũng là giai đoạn cần có những điều chỉnh về mặt chính sách để phát triển đồng đều lượng và chất.
Đại diện VBMA cho rằng cần cần nhanh chóng đưa các công ty xếp hạng tín nhiệm có chất lượng đi vào hoạt động.
Về phía các nhà đầu tư, để giảm thiểu rủi ro, nên lựa chọn trái phiếu Chính phủ, trái phiếu của các ngân hàng, định chế tài chính, các công ty niêm yết, các doanh nghiệp uy tín, công khai minh bạch thông tin. Đồng thời, nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu thông qua các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp các thông tin về tổ chức phát hành./.
Tác giả: Phương Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy