Theo chỉ đạo của Thủ tướng, trong năm nay MobiFone là một trong những doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa (Ảnh: Nguyễn Khánh)
Vừa qua, Bộ Tài chính cho biết theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2017 - 2020, cả nước phải hoàn thành cổ phần hóa 128 doanh nghiệp.
Trong đó, riêng năm 2020, để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, Thủ tướng yêu cầu buộc 93 doanh nghiệp phải cổ phần hóa gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (Vinacomin), Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1)...
Tuy nhiên, tính đến hết tháng 7 năm nay, chỉ 37 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Tiến độ cổ phần hóa hiện còn chậm so với mục tiêu đề ra.
Cụ thể, theo báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), trong 7 tháng đầu năm 2020, đơn vị này nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 6 doanh nghiệp, trong đó có 1 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa theo quyết định số 26 năm 2019 của Thủ tướng.
Tính lũy kế giai đoạn 2016 - tháng 7-2020, cả nước đã có 177 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp trên 443,5 nghìn tỉ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là trên 207,1 nghìn tỉ đồng.
Tuy nhiên, trong 177 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, chỉ có 37/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Như vậy, số doanh nghiệp được cổ phần hóa mới chỉ đạt 28% kế hoạch. Số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch từ nay đến hết năm 2020 là 91 doanh nghiệp.
"Tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp còn chậm. Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020 gồm TP Hà Nội, TP.HCM, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng" - Bộ Tài chính thông tin.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc triển khai kế hoạch cổ phần hóa còn gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa quy mô lớn như VNPT, Mobifone, Argibank, Tập đoàn hóa chất VN, Vinacomin, Vinafood 1… hiện vẫn chưa hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất để có thể tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp.
Như vậy, các doanh nghiệp này chưa thể thực hiện cổ phần hóa trong năm nay như Thủ tướng giao.
Còn về tình hình thoái vốn, trong 7 tháng đầu năm 2020, có 10 doanh nghiệp thuộc danh mục phải thoái vốn với giá trị 260 tỉ đồng, thu về 678 tỉ đồng. Còn các tập đoàn, tổng công ty thực hiện thoái vốn với giá trị 601 tỉ đồng, thu về 1.110 tỉ đồng. Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 đến tháng 7-2020 là 25,63 nghìn tỉ đồng, thu về trên 172,8 nghìn tỉ đồng.
Theo nhận định của Cục Tài chính doanh nghiệp, việc triển khai thoái vốn nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng còn chậm.
Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn với giá trị lớn như Bộ Công thương, Bộ Xây dựng còn phải thoái vốn tại 8/11 tổng công ty cổ phần; TP Hà Nội còn phải thoái vốn tại 31/34 doanh nghiệp.
Một trong những nguyên nhân khiến thoái vốn chậm là do một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước chưa nghiêm túc, quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện; chưa chủ động theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập.
"Còn hiện tượng không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, viện dẫn vào các khó khăn vướng mắc để chậm hoặc không thực hiện gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn" - Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Tại quyết định 26 năm 2019 của Thủ tướng phê duyệt danh mục cổ phần hóa đến hết năm 2020. Theo đó, Agribank, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN, Tổng công ty Lương thực miền Bắc thực hiện cổ phần hóa. Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên. Còn Tổng công ty Cà phê VN, Tổng công ty Ximăng VN, MobileFone, VNPT, Tập đoàn Hóa chất VN… thực hiện cổ phần hóa và Nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. |
Tác giả: L.Thanh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy