Nếu chỉ tính riêng các bộ, ngành và địa phương thì Bộ Quốc Phòng và thành phố Hà Nội dẫn đầu về thực hành tiết kiệm; ở chiều ngược lại là Bộ Xây dựng cùng các tỉnh Hậu Giang, Hà Nam…
117 cơ quan đơn vị tiết kiệm hơn 84.635 tỉ đồng
Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí của 34 bộ, cơ quan ở Trung ương, 63 UBND tỉnh, thành và 20 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (cập nhật đến ngày 5/5/2021) được Chính phủ gửi tới phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho thấy, tổng số 117 cơ quan đơn vị đã tiết kiệm được hơn 84.635 tỉ đồng. Trong đó, tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn nhà nước hơn 50.628 tỉ, còn tiết kiệm vốn tại doanh nghiệp là hơn 34.007 tỉ đồng.
Đáng lưu ý, tính về số tiền tiết kiệm ở cả 2 mục ngân sách, vốn nhà nước và vốn tại doanh nghiệp thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam là đơn vị tiết kiệm được nhiều nhất, với 15.755 tỉ đồng. Hà Nội đứng ở vị trí thứ 2, với tổng số tiền tiết kiệm hơn 10.287 tỉ đồng.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đứng thứ 3 với tổng số tiền tiết kiệm được trên 6.558 tỉ đồng (tiền tiết kiệm vốn tại doanh nghiệp). Kế đến, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Thông Quân đội (Viettel) tiết kiệm được hơn 3.999 tỉ đồng. Xếp thứ 5 về số tiền tiết kiệm được là Bộ Quốc phòng, với hơn 3.703 tỉ đồng. Toàn bộ số tiền là tiết kiệm ngân sách và vốn nhà nước.
Cùng với đó, có khoảng 10 cơ quan đơn vị tiết kiệm được từ 1.000 – 2.000 tỉ đồng, như: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Lâm Đồng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam…
Trong số 117 cơ quan, TP.HCM, Đồng Tháp chưa có báo cáo về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và số tiền tiết kiệm được. Thông tấn xã Việt Nam không có dữ liệu về số tiền tiết kiệm được trong năm 2020.
Bộ Quốc Phòng, Hà Nội dẫn đầu tiết kiệm
Thống kê cho thấy, có 5 đơn vị tiết kiệm được số tiền ít nhất, gồm: Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (327 triệu đồng); Ngân hàng Phát triển Việt Nam (1,349 tỉ đồng); Tổng công ty Lương thực miền Bắc (2,641 tỉ); Bộ Xây dựng (4,579 tỉ đồng); Đài truyền hình Việt Nam (5,745 tỉ đồng).
Nếu tính riêng 34 bộ và cơ quan Trung ương, thì tổng số tiền tiết kiệm được hơn 11.153 tỉ đồng. Trong đó, số tiền tiết kiệm ngân sách và vốn nhà nước trên 11.018 tỉ đồng; số tiền tiết kiệm từ vốn doanh nghiệp chỉ 135 tỉ đồng.
Trong khối các bộ và cơ quan Trung ương thì Bộ Quốc phòng, Bộ Tài Chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là 3 cơ quan tiết kiệm được nhiều nhất cho ngân sách và vốn Nhà nước với trên 1.800 tỉ đồng. Đứng ở vị trí cuối bảng là Thông tấn xã Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Xây dựng, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban Dân tộc, Đài tiếng nói Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ với số tiền tiết kiệm cho ngân sách dưới 10 tỉ đồng.
Trong 63 tỉnh, thành phố (trừ Đồng Tháp và TP.HCM chưa gửi báo cáo) thì Hà Nội đứng đầu khi báo cáo số tiền tiết kiệm được là 10.287,161 tỉ đồng. Ngược lại, các tỉnh Hậu Giang, Hà Nam, Hưng Yên xếp ở cuối bảng khi tiết kiệm được dưới 100 tỉ đồng; trong đó, Hưng Yên chỉ tiết kiệm được 13,950 tỉ đồng.
Trong khối các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì đứng đầu là Tập đoàn Điện lực Việt Nam với số tiền tiết kiệm được 15.755 tỉ đồng. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Thông Quân đội lần lượt đứng thứ 3 và thứ 4. Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng tiết kiệm được trên 1.000 tỉ đồng.
Tác giả: Luân Dũng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy