Kể từ năm 2000, cứ mỗi mùa thi Đường lên đỉnh Olympia bắt đầu, đông đảo phụ huynh và các bạn học sinh lại hồi hộp theo dõi chờ đợi sự xuất hiện của nhà vô địch mới.
Năm nay (2017), Đường lên đỉnh Olympia khép lại với việc xác định được chủ nhân vòng nguyệt quế là “Cậu bé Google” Phan Đăng Nhật Minh đến từ tỉnh Quảng Trị. Đi cùng với những lời khen, lời thán phục, dân mạng lại một lần nữa được dịp bàn tán về tương lai của Minh cũng như những nhà vô địch trước đó.
Phan Đăng Nhật Minh giành vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2017. (Ảnh: Zing)
Cũng như các nhà vô địch trước, Nhật Minh nhận được giải thưởng 35.000 USD cùng một suất học bổng du học tại Úc. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng, Minh sẽ sang Úc du học như các anh chị trước và nghiễm nhiên cho rằng việc này sẽ không cống hiến cho nước nhà.
Có thể Nhật Minh sẽ chọn một môi trường khác, nhưng sự lựa chọn đó là nơi mà Minh thấy phù hợp cho sự phát triển của mình. Thế nên thay vì đổ lỗi cho cho những nhà vô địch, chúng ta nên có một cái nhìn khách quan cho những đóng góp của các em cho nước nhà.
Thực tế cho thấy, trong 17 nhà vô địch tính đến nay chỉ có duy nhất một người đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam đó là em Lương Phương Thảo, quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2002. Sau thời gian du học, Thảo chọn trở về nước để làm việc.
Trước áp lực của dư luận, nhiều chủ nhân vòng nguyệt quế đã phải lên tiếng giải thích cho những đóng góp của mình. Cụ thể các em cho rằng, chọn con đường nào thì cũng có thể cống hiến cho đất nước. Dù ở đâu thì những đóng góp của các bạn đều trở thành tri thức của nhân loại và trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay, việc dòng chảy trí thức được lan tỏa rộng khắp không chỉ riêng mỗi quốc gia nào khác.
Trở lại với những đóng góp của chủ nhân các vòng nguyệt quế, chúng ta có thể nhận thấy ngay những gì các em mang lại trước mắt, đó là khơi dậy niềm đam mê học tập cho bao lớp học sinh. Các em đã trở thành những tượng đài, tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo học tập. Nói vậy để thấy dù chưa thành công nhưng những đóng góp như vậy đã là quá lớn cho nước nhà.
Những đứa trẻ có người sẽ nối bước theo họ, cũng có người chọn con đường khác song đều sẽ có những đóng góp nhất định cho quê hương. Và chúng ta không thể phủ nhận ảnh hưởng của những nhà vô địch kia đối với tầng lớp đi sau, bởi nó sẽ là động lực thôi thúc niềm đam mê học hỏi, nghiên cứu.
Còn những nhà vô địch của chúng ta, các em có quyền lựa chọn môi trường tốt hơn để học tập. Tại nước Úc, có một nền giáo dục tiên tiến hơn sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển của các em. Sau khi có được những vốn kiến thức quý giá việc các em cống hiến cho đất nước cũng không phải là chuyện một sớm một chiều. Với 17 nhà vô địch, họ có thể không về nước nhưng họ vẫn cống hiến cho nước nhà bằng cách này hay cách khác, tại thời điểm này hay thời điểm khác. Vì thế hãy thôi hoài nghi về họ, những niềm tự hào của cả dân tộc.
Có một câu nói đại ý rằng thay vì dùng từ chảy máu chất xám, hãy dùng từ chuyển giao trí tuệ để thấy rằng, trí tuệ của họ một ngày nào đó sẽ trở về nước nhà để cùng chúng ta xây dựng đất nước.
Vậy nên, hãy để một nền giáo dục đạt chuẩn nuôi dưỡng trí thức người Việt, để họ phát huy hết những gì tinh túy nhất và hãy thôi hoài nghi về những đóng góp của họ.
Đình Tuấn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy