Theo thông tin từ Tập đoàn Vingroup, thù lao cho Hội đồng quản trị (HĐQT) tập đoàn này trong năm 2020 là 12,4 tỷ đồng, tương đương với 0,27% lợi nhuận sau thuế năm 2020.
Thù lao cho Ban kiểm soát (BKS) là 2,1 tỷ đồng, tương đương 0,05% lợi nhuận sau thuế năm 2020. Việc chi trả thù lao này được thực hiện theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2020.
Vingroup cho biết, tập đoàn có 9 thành viên HĐQT và 3 thành viên BKS. Theo đó, thù lao bình quân của mỗi thành viên trong HĐQT năm vừa qua là 1,38 tỷ đồng (khoảng 115 triệu đồng/tháng) và mỗi thành viên BKS là 700 triệu đồng (hay 58 triệu đồng/tháng).
Theo dự thảo Tờ trình của HĐQT và BKS Vingroup dự trình đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) tại phiên họp thường niên sắp tới, năm 2021, mức thù lao dự kiến chi trả cho HĐQT tối đa bằng 0,4% lợi nhuận sau thuế năm 2021 và BKS tối đa bằng 0,1% lợi nhuận sau thuế năm 2021 của Vingroup.
Được biết, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang dự trình ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với mục tiêu doanh thu thuần khoảng 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 4.500 tỷ đồng.
Nếu đạt kế hoạch đề ra thì phần thù lao chi trả cho HĐQT Vingroup trong năm 2021 sẽ là 18 tỷ đồng và thù lao cho BKS là 4,5 tỷ đồng.
Các Thành viên HĐQT Vingroup gồm có ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT; bà Phạm Thúy Hằng; bà Phạm Thu Hương; ông Lê Khắc Hiệp; bà Nguyễn Diệu Linh; ông Nguyễn Việt Quang, ông Park Woncheol; ông Marc Villiers Townsend và ông Ling Chung Yee Roy.
Ban Giám đốc hưởng lương, thưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động và không có chế độ thù lao.
Ban Giám đốc Vingroup gồm có ông Nguyễn Việt Quang là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, 3 Phó Tổng giám đốc là bà Mai Hương Nội, ông Phạm Văn Khương và bà Dương Thị Hoàn; Kế toán trưởng là bà Nguyễn Thị Thu Hiền.
Về các chế độ đãi ngộ khác với thành viên HĐQT, BKS và Ban Giám đốc, tại Vingroup, các lãnh đạo tập đoàn này được hỗ trợ chi phí kiểm tra sức khỏe tại Vinmec, được mua gói bảo hiểm sức khỏe cho bản thân, ưu đãi khi sử dụng dịch vụ của các công ty thành viên (y tế, khách sạn, cho con đi học tại hệ thống Vinschool, đại học VinUni, mua sản phẩm xe của VinFast, các thiết bị thông minh Vsmart, sử dụng thẻ tích điểm VinID); được sử dụng hạng thương gia khi công tác bằng đường hàng không, có xe ô tô riêng đưa đón…
Thực tế, ngoài lương thưởng, đãi ngộ, các lãnh đạo và cổ đông lớn tại Vingroup còn hưởng lợi nhờ giá cổ phiếu tăng. So với thời điểm này năm ngoái, VIC đã tăng giá 30%. Sáng nay, cổ phiếu VIC đã hồi phục nhẹ trở lại lên 125.400 đồng sau 4 phiên liên tục điều chỉnh giảm.
Diễn biến giá cổ phiếu VIC trong 1 năm qua (ảnh chụp màn hình).
Ông Phạm Nhật Vượng đang là cổ đông cá nhân lớn nhất tại doanh nghiệp. Bên cạnh 876 triệu cổ phiếu VIC sở hữu trực tiếp, ông Vượng còn gián tiếp sở hữu hơn 1,04 tỷ cổ phiếu VIC thông qua 92,88% cổ phần tại CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam. Tổng trị giá số cổ phiếu nói trên đạt 240.121 tỷ đồng.
Tác giả: Mai Chi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy