Hệ quả Brexit và lãi suất âm - Đòn nào đau hơn?
05/08/2016 13:47:56
ANTT.VN – Mới đây, CNN đã đặt lên “bàn cân” hệ quả của Brexit và lãi suất âm đối với các ngân hàng châu Âu.

Tin liên quan

Bởi trong một năm qua, cổ phiếu Deutsche Bank đã mất 65%, Credit Suisse mất 60%, còn Barclays giảm 49%. Một số nhà băng Italy và Tây Ban Nha chịu thiệt hại lớn, như Banca Monte dei Paschi di Siena (85%) và Banco Popular Espanol (71%) .

Áp lực Stress test

Stress test là các đợt kiểm tra sức khỏe Ngân hàng. Sau khi kết thúc đợt kiểm tra tại 51 nhà băng lớn nhất châu Âu, CNN công bố đà tăng bán cổ phiếu trong tuần, tốt hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, khi khủng hoảng xảy ra, một số ngân hàng vẫn nguy cơ sụp đổ.

Bởi "các nhà băng có vốn ít quá trong khi tài sản xấu, nợ xấu còn nhiều, và rủi ro lan truyền giữa hệ thống ngân hàng các nước cũng cao", Giáo sư Tài chính Diane Pierret thuộc Đại học Lausanne nhận định.

Cổ phiếu Barclays đã rớt giá 50% trong một năm qua (FT)

Ông cũng cho biết nếu làm stress test theo tiêu chuẩn Mỹ, 29 trong 51 ngân hàng này sẽ trượt. Và họ cần bổ sung thêm 123 tỷ euro (138 tỷ USD) vốn để củng cố tài chính.

Ám ảnh bóng ma lãi suất âm

Ngày 3/8, Commerzbank đã cảnh báo lãi suất âm và các "điều kiện thị trường khắc nghiệt" sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng, đẩy cổ phiếu Commerzbank xuống thấp kỷ lục.

NHTW nhiều nước đã áp dụng lãi suất âm, nhằm buộc các nhà băng cho vay. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế vận động. Tuy nhiên, khi cho vay, các nhà băng không nhận được lãi suất hấp dẫn. "Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm, điều này có nghĩa các nhà băng không cho vay đủ nhiều và cũng chẳng kiếm được nhiều từ các khoản cho vay đó", Pierret cho biết.

Hệ quả từ “cơn địa chấn” Brexit

Hơn một tháng sau sự kiện Brexit, các ngân hàng vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Cụ thể, cổ phiếu các ngân hàng Anh và châu Âu nhìn chung đã lao dốc từ cuối tháng 6 cùng rất nhiều nhà băng đến nay chưa thể phục hồi.

Thực trạng trên đã khiến các ngân hàng “lo sốt vó”, liên tục thúc giục Anh thực hiện những chính sách duy trì biến động ở mức tối thiểu. Bởi London là trung tâm tài chính của châu Âu. Bất kỳ sự thay đổi nào về quan hệ thương mại và tài chính giữa Anh và EU đều sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các nhà băng trong khu vực.

Như vậy, các yếu tố: lãi suất âm, Brexit và các bài stress test đã khiến các ngân hàng châu Âu “nhỏ” đi một nửa trong vòng 12 tháng. Hệ quả này được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài nếu Anh không có những biện pháp đủ “cứng” để khắc phục.

Khang Khang (CNN)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến