Nhấn mạnh nhiều cửa hàng mặt phố ở trung tâm của các thành phố lớn đang phải đóng cửa, nhiều toà văn phòng có diện tích bỏ trống do thị trường bất động sản đang chững lại, thậm chí “đóng băng” là một tình trạng xưa nay hiếm gặp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Việt Nam - ông Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng giải pháp quan trọng hiện này là cần sớm gỡ vướng pháp lý và nới lỏng chính sách tài khóa.
Tại Diễn đàn “Phát triển kinh doanh: Tháo gỡ khó khăn, tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp” diễn ra trong ngày 19/7, ông Hiệp cho hay thị trường bất động sản hiện nay đang khiến người mua và người bán đều có những băn khoăn như: Lãi suất cho người mua nhà quá cao; tâm lý của các chủ đầu tư cũng đang phân vân ngần ngại trong tâm trạng chờ đợi các khung pháp lý mới...
Theo ông Hiệp, bất động sản có một vai trò cực kỳ quan trọng trong đối với nền kinh tế với tác động dẫn dắt, thúc đây hàng loạt các chuyên ngành khác cùng phát triển, từ thi công xây lắp, sản xuất ximăng, thép, các loại vật liệu xây dựng, các trang thiết bị. Tuy nhiên, bất động sản đang chững lại, thậm chí còn gọi là đóng băng. Vì vậy, các chuyên ngành kinh tế liên quan cũng đều rất khó khăn.
Nêu dẫn chứng, ông Hiệp cho biết vừa qua Hiệp hội Thép thông báo tiêu thụ thép 6 tháng đầu năm 2023 giảm 20%, ximăng giảm 10%.
“Mặc dù trong 2-3 năm trở lại đây Chính phủ đã đẩy mạnh hết sức quyết liệt đầu công đặc biệt là các dự án hạ tầng kỹ thuật nên đã kéo lại được sự cân bằng phần nào cho thị trường. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách đang sụt giảm, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản,” ông Hiệp chia sẻ.
Ngoài ra, số lượng các dự án triển khai trong 2023 giảm hẳn cả về số lượng và quy mô. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là pháp lý vướng mắc không giải quyết được do sự thiếu đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật.
“Sự chồng chéo, xung đột của các luật hiện hành đã được các chuyên gia, thậm chí trong diễn đàn Quốc hội phân tích, ‘mổ xẻ’ rất nhiều, nhưng giải pháp nào để khắc phục triệt để ‘căn bệnh’ này thì dường như vẫn chưa có,” ông Hiệp trăn trở.
Cũng theo ông Hiệp, để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ đã rất quyết liệt điều hành, chỉ đạo hạ lãi suất, các giải pháp “khoan sức dân” như giảm thuế VAT 2%, giảm phí kiểm định phương tiện cơ giới, tăng lương hưu cho cán bộ nhân viên... Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn cần có thêm những biện pháp cụ thể hơn về miễn giảm thuế phí để tăng cầu tiêu dùng mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Việt Nam cho rằng tới đây cần có một cơ quan chuyên trách đủ chuyên sâu của Quốc hội rà soát các văn bản pháp lý trước khi trình Quốc hội để “gạt bỏ” những chồng chéo xung đột trong các luật, đặc biệt giữa Luật Đất đai và các luật khác đang chuẩn bị sửa mới lại trong dịp này.
“Ngoài ra, các ban soạn thảo và các cơ quan chuyên trách của Quốc hội cũng cần lắng nghe một cách thật sự để tiếp thu các đề đạt, kiến nghị, thắc mắc của các hiệp hội doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng luật, sửa luật, tránh việc chỉ nghe hình thức,” ông Hiệp khuyến nghị./.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy