Hôm nay 22/2, thông tin ban đầu từ các huyện miền núi Kỳ Sơn, Quế Phong và Quỳ Châu, đã có 382 con trâu, bò bị chết rét trong rừng và trong chuồng trại của người dân. Đây được coi là thiệt hại rất lớn của ngành chăn nuôi gia súc ngay đầu năm 2022 của tỉnh Nghệ An.
Trao đổi với PV, ông Thò Bá Rê, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, số lượng trâu bò chết rét nhiều, thiệt hại quá lớn so với dự báo ban đầu ở trên địa bàn huyện. Đến nay, số liệu thống kê chưa đầy đủ đã có 161 con trâu, bò (gồm cả me và nghé) chết rét trong mấy ngày qua.
Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn đi thực tế đến các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn nơi có số lượng trâu, bò chết nhiều trong đợt rét lần này
"Bà con nông dân vẫn thói quen thả rông trâu, bò trên các dãy núi cao. Mỗi lần đi thăm bò mất thời gian 3 - 5 tiếng đi bộ. Do đó, khi nhiệt độ xuống thấp kết hợp với trời mưa đã khiến cho trâu bò vừa bị đói và rét trong rừng. Lúc người dân đi vào kiểm tra thì phát hiện trâu, bò bị chết nhiều", ông Rê thông tin và cho biết đang yêu cầu tất cả các xã xác minh, kiểm tra lại số liệu bổ sung.
Cùng ngày, ông Dương Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cũng cho biết, chính quyền từ cấp huyện, xã đã thông tin, vận động bà con nhân dân cần chủ động trong việc phòng chống rét cho gia súc, gia cầm hơn 1 tuần trước. Tuy nhiên, với thói quen, phong tục tập quán nuôi thả trâu bò trong rừng từ xưa đến nay, khi trời mưa cộng với nền nhiệt xuống dưới 10 độ, trâu, bò bị ngã quỵ.
Trâu được đưa về chuồng nhưng việc che chắn vẫn chưa đảm bảo trước những đợt đậm, rét hại
Theo đó, toàn huyện Quế Phong hiện nay số lượng trâu, bò bị chết rét thống kê được 170 con. Số xã bị thiệt hại lớn nhất là ở xã Nậm Nhóong, Tri Lễ và một số xã khác. Khi người dân đi vào rừng phát hiện trâu, bò bị chết rét không thể mang vác nguyên con về nhà. Do đó, họ đã xẻ thịt đưa ra ngoài rừng bán vớt vát chút đỉnh.
Thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện Quỳ Châu cho biết, trên toàn huyện có 51 con trâu, bò bị chết trong đợt rét lần này. Số lượng trâu bò bị chết rét nằm ở các xã Châu Hội, Châu Thắng, Châu Thuận, Diên Lãm, Châu Phong và Châu Hoàn.
Chiều cùng ngày, trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, số lượng trâu, bò của người dân ở miền núi chủ yếu thả rông trong rừng nên không kịp đưa về nhà hoặc làm chuồng trại che chắn chống mưa rét. Vì vậy, Hội Nông dân tỉnh đang vận động, hỗ trợ bạt che chắn chuồng và mặc thêm cho gia súc tránh rét. Ngoài ra người dân cần đốt lửa, tích trữ thức ăn đầy đủ cho trâu bò vượt qua những ngày giá rét.
"Khuyến cáo người dân cần kịp thời dùng bạt che chắn, mặc đồ cho trâu bò trong rừng hoặc kịp thời đưa về nhà. Đây là thiệt hại nặng nề nhất trong vòng 5 năm qua đối với người dân chăn thả gia súc trong rừng" - ông Hiếu chia sẻ.
Bò nằm chết rét ở trong rừng
Mưa lạnh khiến trâu, bò không được đưa về chuồng trại kín đáo để chống rét
Một con nghé nhỏ bị chết ngay trong chuồng nhà dân
Bò người dân nuôi thả rông trong rừng chết la liệt, không kịp đưa về nhà
Cả 3 con trâu bị chết trong đợt rét lần này
Hai huyện miền núi Kỳ Sơn và Quế Phong phải chứng kiến cảnh trâu, bò chết nhiều chưa thấy từ trước đến nay.
Tác giả: Quốc Huy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy