Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa quyết định sẽ sản xuất vỏ container rỗng dựa trên những nghiên cứu đánh giá trong thời gian vừa qua về nhu cầu thị trường.
Nói với VnExpress, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty Ống Thép và Tôn mạ màu Hòa Phát cho biết tập đoàn dự định sản xuất 500.000 TEU mỗi năm tại hai khu vực gần cảng biển là Hải Phòng và Đông Nam Bộ.
Nhà máy đầu tiên của Hòa Phát dự kiến tại phía Nam, tỉnh Bình Dương hoặc Đồng Nai, gần với cảng Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải. Theo nghiên cứu của Hòa Phát, những năm gần đây, 70% nhu cầu container xuất phát từ khu vực phía Nam. Cứ 4 container thì chỉ có 1 container được sử dụng ở phía Bắc.
Ông Tuấn cho biết, nguyên liệu cho sản xuất vỏ container rỗng là loại thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng tự nhiên, kháng thời tiết và là sản phẩm thuộc dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát. Với sản lượng dự kiến 500.000 TEU mỗi năm, sản xuất container sẽ tiệu thu 1 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC - sản phẩm đầu ra của Dự án Dung Quất 2.
"Container là sản phẩm giá trị gia tăng nằm trong hệ sinh thái sản xuất gang thép của Hòa Phát", ông Tuấn nhận xét.
Hiện Hòa Phát đang tuyển dụng nhân sự để có thể bắt tay ngay vào xây dựng nhà máy. Dự kiến đầu quý II/2022, Hòa Phát có thể cung cấp ra thị trường container rỗng mang thương hiệu của mình. Với công suất nhà máy lớn, giá thành dự kiến "rất cạnh tranh".
Hiện ngành logistics toàn cầu và cả Việt Nam đang vật lộn với tình trạng thiếu vỏ container. Do Covid-19, việc giải phóng, quay vòng container rỗng bị đình trệ, trong khi nhu cầu xuất hàng đi châu Âu, Mỹ tăng đột biến khiến container bị khan hiếm trầm trọng.
Cuối năm 2020, Cục Hàng hải Việt Nam đã yêu cầu các hãng tàu container phải minh bạch giá cước. Nguyên nhân là cơ quan này nhận nhiều phản ánh tình trạng các hãng tàu biển container tăng giá, phụ giá dịch vụ vận chuyển container cao hoặc thiếu container rỗng để đóng hàng xuất khẩu, không có tàu chuyên chở.
Ba tháng nay, giá thuê container đã tăng liên tục, gấp từ 2 đến 10 lần. Nhiều doanh nghiệp phản ánh, việc tăng giá cước vận tải khiến xuất khẩu gặp khó khăn, lượng hàng tồn kho cao, thậm chí có đơn vị phải phá sản.
Tại Việt Nam, hiện có vài chục doanh nghiệp hoạt động liên quan đến container (không tính các doanh nghiệp làm dịch vụ), nhưng hầu hết chưa phải là doanh nghiệp sản xuất đúng nghĩa. Có doanh nghiệp đã từng sản xuất container, nhưng do điều kiện khách quan nên phải thu hẹp sản xuất. Còn lại chủ yếu là những doanh nghiệp sửa chữa, cải tạo.
Ông Tuấn lý giải, giá thép đặc chủng làm container rất đắt, doanh nghiệp nếu đi nhập loại thép này về sản xuất container thì chắc chắn thua. "Trong khi đó, lợi thế của Hòa Phát là sản xuất được loại thép này, nên tập đoàn có thể đảm bảo được sự thành công của dự án", ông Tuấn cho biết.
Tác giả: Minh Sơn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy