Hội thảo do ThS. Bùi Quốc Dũng - Trợ lý Trưởng ban Kinh tế Trung ương làm chủ nhiệm.
Theo IMF, NHNN cần xây dựng hành lang lãi suất để nâng cao hiệu lực của CSTT
Nhu cầu thay đổi khung khổ phát triển CSTT
Phát biểu khai mạc, ông Phạm Xuân Hoè - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng cho rằng, nói về lãi suất, khái niệm đơn giản nhất là giá cả của việc sử dụng vốn. Nếu ở tầm chính sách vĩ mô, chúng ta thường gọi là một trong những chính sách quan trọng trong điều hành nền kinh tế.
Ở góc độ của chính sách tiền tệ (CSTT), cũng có lúc chúng ta sử dụng như một công cụ của CSTT và là kênh truyền dẫn quan trọng của CSTT với nền kinh tế. Nên có thể nói vấn đề điều hành và kiểm soát mặt bằng lãi suất của NHTW có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trình bày tóm tắt về đề tài nghiên cứu, ThS. Bùi Quốc Dũng cho hay, hiện nay, trên lý thuyết cũng như trong thực hiện có ba loại khung điều hành CSTT: Điều hành theo mục tiêu tỷ giá; điều hành theo mục tiêu tiền tệ và điều hành theo lạm phát mục tiêu.
Theo số liệu thống kê của IMF, hiện nay có khoảng 50% các quốc gia đang điều hành theo mục tiêu tỷ giá, khoảng 12% điều hành theo mục tiêu tiền tệ, khoảng 20% theo lạm phát mục tiêu, và khoảng 25% theo các mục tiêu khác (có thể là hỗn hợp).
Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu của IMF thì sau năm 2008 - sau khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, xu hướng các nước thực hiện khung khổ CSTT theo mục tiêu tỷ giá giảm nhanh bởi khi khủng hoảng tài chính xảy ra, nhiều quốc gia đã không thể giữ nổi tỷ giá, việc điều hành theo mục tiêu tỷ giá không còn phù hợp, cần phải thay đổi sang hướng điều hành khác.
Về xu hướng phát triển khung khổ CSTT cũng như kinh nghiệm điều hành CSTT, lãi suất của các nước, nhóm nghiên cứu nhận thấy: Khung khổ phát triển CSTT sẽ phát triển và thay đổi theo sự thay đổi về bối cảnh kinh tế vĩ mô, đặc biệt là sự phát triển của thị trường tài chính.
Theo đó, các quốc gia đã dần chuyển từ điều hành theo khối lượng sang điều hành theo lãi suất, đi cùng với đó là chọn lãi suất chính sách phù hợp, xây dựng hành lang lãi suất, điều tiết lãi suất liên ngân hàng bám sát lãi suất chính sách.
Đồng thời, bài học rút ra từ kinh nghiệm cũng cho thấy cần tự do hoá lãi suất của các TCTD khi điều kiện chín muồi; thành lập Hội đồng CSTT; chú trọng tới chức năng nghiên cứu, truyền thông chính sách... Song song với phát triển, vận hành khung khổ CSTT theo hướng hiện đại, các nước đều tập trung phát triển các thị trường.
Cần xây dựng hành lang lãi suất
Nhận định về điều hành chính sách lãi suất của Việt Nam, Nhóm nghiên cứu cho biết, điều chỉnh lãi suất điều hành (chủ yếu là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu) với mức độ và liều lượng phù hợp với từng thời kỳ; áp dụng trần lãi suất huy động và cho vay của TCTD với khách hàng, từng bước nới lỏng; duy trì chênh lệch giữa lãi suất VND và USD, khuyến khích nắm giữ VND.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra Việt Nam hiện chưa có hành lang lãi suất liên ngân hàng, và chưa có lãi suất chính sách đúng nghĩa. Khuyến nghị của IMF từ năm 2016 cũng khẳng định, NHNN cần xây dựng hành lang lãi suất để nâng cao hiệu lực của CSTT.
Đề xuất khung khổ và chiến lược điều hành CSTT của NHNN, theo Nhóm nghiên cứu nên chuyển từ điều hành theo khối lượng sang điều hành theo giá. Trong đó, với lãi suất chính sách sẽ là lãi suất gắn với nghiệp vụ chào mua giấy tờ có giá trên thị trường mở (OMO). Hành lang lãi suất đối xứng gồm trần là lãi suất tái cấp vốn (hoàn thiện theo hướng tăng tính tự động), sàn là lãi suất trả cho tiền gửi của TCTD tại NHNN (cơ chế tự động).
ThS. Bùi Quốc Dũng cho rằng, khi có hành lang lãi suất là phải theo hướng tự động hoàn toàn. Thực hiện được điều này NHTW sẽ điều tiết, công bố mức lãi suất trần/sàn linh hoạt. Lãi suất liên ngân hàng sẽ chạy trong hành lang đó.
Theo ông Dũng, có thể giai đoạn đầu, hiệu lực điều hành chưa cao, khi đó chúng ta có thể tạo ra hành lang lãi suất ở mức độ rộng để biến động của lãi suất ngân hàng linh hoạt hơn, mức độ can thiệp của NHNN không phải là quá lớn. Cho tới khi hiệu lực điều hành được nâng cao, lúc đó sẽ thu hẹp dần hành lang lãi suất, như vậy hệ thống ngân hàng sẽ biết được mong muốn lãi suất liên ngân hàng của NHNN, từ đó dự báo được định hướng lãi suất của NHNN, NHTM bám theo mức lãi suất như vậy để thực hiện trên thị trường I.
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy, cần tiếp tục cấu trúc lại các loại lãi suất điều hành khác, tiếp tục cải tiến điều hành lãi suất của các TCTD đối với khách hàng, tiến tới tự do hoá. Đại diện Nhóm nghiên cứu cũng nêu ra một số giải pháp hỗ trợ, như việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích, dự báo; điều hành tỷ giá linh hoạt; thành lập Hội đồng CSTT; phát triển các thị trường: tiền tệ, phái sinh, trái phiếu; hay nâng cao năng lực truyền thông chính sách.
Với TCTD, Nhóm nghiên cứu kiến nghị cần nâng cao năng lực quản trị, củng cố các hệ số an toàn, đi đôi với việc tăng cường tham gia giao dịch trên thị trường tiền tệ, nắm giữ khối lượng giấy tờ có giá hợp lý với khả năng quản lý thanh khoản.
Với NHNN, kiến nghị phát triển thị trường tiền tệ, phái sinh; đẩy mạnh các giải pháp phát triển thị trường tiền tệ theo Đề án Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam đã được phê duyệt. Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất với Chính phủ, các bộ, ngành cần có định hướng quy định trong các văn bản ổn định giá cả là mục tiêu cao nhất, tiến tới là duy nhất. Đi cùng với đó là đẩy mạnh các giải pháp phát triển thị trường tài chính, phái sinh.
Theo Thời báo ngân hàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy