Theo dự kiến, ngày 31/5, Tòa án quân sự Quân khu Thủ Đô xét xử 7 bị cáo trong vụ án "Tham ô tài sản" xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng).
Các bị cáo bị đưa ra xét xử tội Tham ô tài sản gồm: Ông Nguyễn Văn Sơn (cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển) cùng các bị cáo: Hoàng Văn Đồng (cựu Trung tướng, cựu Chính ủy); Doãn Bảo Quyết (cựu Thiếu tướng, cựu Phó Chính ủy); Phạm Kim Hậu (cựu Thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng); Bùi Trung Dũng (cựu Thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh); Nguyễn Văn Hưng (cựu Đại tá, cựu Cục trưởng Kỹ thuật) và Bùi Văn Hòe (cựu Thượng tá, cựu Phó Phòng Tài chính).
Đây là vụ án "Tham ô tài sản" có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển trong khoảng thời gian từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020.
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, phiên tòa diễn ra dưới sự điều hành của Thẩm phán, Đại tá Phạm Minh Khôi. Đại diện VKS quân sự Bộ đội Biên phòng tham gia phiên tòa: Thượng tá Phạm Văn Bạc và Thiếu tá Trịnh Văn Dũng- kiểm sát viên.
Có 8 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Tòa triệu tập phía bị hại là Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển cùng hàng chục nhân chứng tới tham gia phiên tòa.
Trước khi diễn ra phiên tòa ngày 31/5, bị cáo Bùi Văn Hòe bất ngờ mời thêm 2 luật sư bào chữa cho mình. Do hai vị luật sư của bị cáo Hoè cần thêm thời gian để nghiên cứu hồ sơ bào chữa cho thân chủ của mình nên đã đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa.
Trước lý do trên, HĐXX Tòa án Quân sự Quân khu Thủ Đô đã quyết định hoãn phiên tòa xét xử ngày 31/5. HĐXX quyết định sẽ mở lại phiên tòa vào ngày 27/6 tới.
Trong vụ án này, các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để cùng tham ô số tiền 50 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước chi cho quốc phòng.
Ông Nguyễn Văn Sơn với chức vụ là Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã chủ động trao đổi với ông Hoàng Văn Đồng, Chính ủy và bàn, thống nhất với các thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển là Phạm Kim Hậu, Doãn Bảo Quyết và Bùi Trung Dũng giao cho ông Nguyễn Văn Hưng (Cục trưởng Cục Kỹ thuật) khi thực hiện các gói thầu mua sắm vật tư thiết bị từ dự toán 179,1 tỷ đồng ngân sách quản lý hành chính năm 2019, rút ra 50 tỷ đồng chuyển lại cho thủ trưởng Bộ Tư lệnh.
Ông Nguyễn Văn Sơn đã nhận 50 tỷ đồng từ ông Hưng và chia cho các ông Đồng, Hậu, Quyết, Dũng mỗi người 10 tỷ đồng. Trong vụ án này, ông Sơn phải chịu trách nhiệm chính, với vai trò là người chủ mưu, khởi xướng.
Quá trình làm việc với Đoàn kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các bị cáo đã nhận thức rõ về hành vi sai phạm của mình và tự nguyện nộp mỗi người 10 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Cáo buộc cho rằng, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội là do các bị cáo chấp hành kỷ luật, pháp luật không nghiêm và lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong quá trình phân bổ, sử dụng nguồn ngân sách phân cấp cho đơn vị để chiếm đoạt tiền nhằm mục đích vụ lợi cá nhân.
Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn nhiều thiếu sót là điều kiện làm phát sinh tội phạm và vi phạm kỷ luật.
Tác giả: T.Nhung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy