Hoạt động cho vay ngang hàng đang gây ra ngày một nhiều rắc rối tại Nhật, nơi một số bên cho vay gặp khó khi tiền của họ được chuyển những người vay tiền mà bên cho vay chẳng biết gì về họ, theo báo Nikkei.
Hoạt động cho vay ngang hàng diễn ra khi mà các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức cho trực tiếp các cá nhân vay tiền, hoạt động này đã trở nên khá phổ biến ở Nhật. Nhiều sàn cho vay ngang hàng ví như SBI Social Lending có vai trò như trung gian giữa cá nhân và bên cho vay. Nhà đầu tư kiếm được thu nhập từ lãi suất khi người vay tiền trả lãi.
Ảnh BBC
Theo thông báo vào ngày 9/7/2018 từ SBI Social, sàn không thể trả được khoản lãi tháng 7/2018 cho nhà đầu tư trong 7 quỹ của hàng bởi có 2 bên vay tiền, đều là công ty bất động sản, không thể trả được lãi suất đúng hạn. Các thành viên của SBI Holdings đang cố gắng bán đấu giá tài sản thế chấp để có thể thu hồi được tiền, thế nhưng có thể sẽ mất đến 1 năm trước khi nhà đầu tư nhận được tiền.
Một sàn tín dụng ngang hàng khác có tên Crowdcredit cũng đang gặp khó với các bên vay tiền. Công ty trụ sở tại Tokyo này đã không nhận được lãi và tiền vốn trả định kỳ từ một số bên vay tiền, đặc biệt nhiều doanh nghiệp nhỏ tại Cameroon.
Thị trường gọi vốn cộng đồng tại Nhật tăng trưởng 50% trong năm tài khóa 2017 lên mức 109 tỷ yên tương đương 973 triệu USD, theo tính toán của Yano Research Institute. Tăng trưởng này đến từ hoạt động cấp vốn ngang hàng, nơi mà các nhà quản lý quỹ đăng tải thông tin lên mạng, trong đó có điều kiện và mức lợi suất kỳ vọng để kiếm được bên vay tiền phù hợp.
Phần lớn các khoản cho vay ngang hàng được cung cấp bởi những nhà đầu tư độ tuổi 30 hoặc 40, sau này có thêm một số nhà đầu tư độ tuổi 20 hoặc 60 gia nhập thị trường, theo Loadstar Capital, một sàn cho vay ngang hàng chuyên tập trung vào lĩnh vực bất động sản.
Mức lợi suất mang lại thường khoảng 6%/năm, thế nhưng có một số khoản vay mang lại lợi suất đến 10%. Chính vì vậy không có gì ngạc nhiên khi mà nhiều nhà đầu tư cá nhân tại Nhật muốn chớp lấy cơ hội kiếm thêm tiền trong bối cảnh lãi suất Nhật quá thấp.
Thế nhưng họ đã quên đi mất một sự thật rằng thông tin về người vay tiền của họ khá mù mờ, độ khả tín vì vậy thấp hơn nếu so với nhiều công cụ đầu tư khác như cổ phiếu.
Việc trả chậm tiền tất nhiên không vi phạm pháp luật. Thế nhưng thông tin về phía bên đi vay tiền quá ít, giống như trường hợp SBI Social, chi tiết cụ thể như lý do trả chậm lãi suất và tổng lượng tiền chịu thiệt hại cho đến nay vẫn chưa được biết rõ.
Theo theo luật của Nhật trong ngành cho vay tiền, các sàn cho vay ngang hàng được coi như bên cho vay tiền, họ không cung cấp thông tin của người đi vay nhằm bảo vệ họ. Chính vì vậy bên nhà đầu tư khó tiếp cận với đầy đủ thông tin, chính vì vậy bên đi vay tiền có lợi thế hơn.
Các nhà quản lý đang bắt đầu thắt chặt giám sát các sàn cho vay. Trong tuần trước, Ủy ban chứng khoán Nhật đã đề nghị Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật áp chế tài phạt với Maneo Market vì đã không quản lý được tiền. Tháng 3/2017, một công ty khác đưa thông tin sai lệch cũng đã bị dừng hoạt động.
Theo BizLIVE
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy