Nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu là chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới - BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
BRICS bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Hội nghị khai mạc tại thành phố Johannesburg, Nam Phi hôm 25/7, trong bối cảnh cẳng thẳng thương mại leo thang cũng như sự trỗi dậy của chính sách đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ do Mỹ đứng đầu.
Báo South China Morning Post dẫn nhận định của giới phân tích cho rằng chính sách thương mại mới của Mỹ có khả năng tạo động lực mới cho BRICS. Ông Kenneth Creamer, nhà kinh tế học tại Đại học Wits của Johannesburg, nhận định: "Các thỏa thuận thương mại giữa hiệp hội các nước như BRICS đang trở nên ngày càng quan trọng, trong bối cảnh Mỹ đang chủ mưu tạo ra các rào cản tự tư tự lợi và thiển cận đối với thương mại".
Giám đốc Viện Các vấn đề quốc tế của Trung Quốc Wang Yiwei cho rằng các nước BRICS hiện chưa có cơ chế hợp tác thống nhất và hiệu quả giúp gia tăng ảnh hưởng của khối này trong cộng đồng quốc tế.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Nga Maxim Oreshkin, hội nghị lần này có khả năng phần lớn tập trung vào cách thức đối phó những chính sách mới nhất của Mỹ. Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính BRICS hồi đầu năm nay, các nước thành viên đã nhất trí "cùng chống lại chế độ bảo hộ thương mại".
Cũng trong ngày 25/7, theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, phát biểu tại một diễn đàn thương mại trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh BRICS, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các nước BRICS bảo vệ chủ nghĩa đa phương và cải thiện nền quản trị toàn cầu. Ông nhấn mạnh cần hối thúc các bên tôn trọng đầy đủ các quy tắc quốc tế chung và đối xử công bằng với tất cả các quốc gia bất kể quy mô là nước lớn hay nhỏ, các vấn đề quan trọng phải được giải quyết thông qua tham vấn.
Chủ tịch Trung Quốc cũng cho rằng sẽ không có người chiến thắng nếu chiến tranh thương mại nổ ra và đây là thời điểm mà các quốc gia phải lựa chọn giữa hợp tác hay đối đầu, giữa chính sách mở cửa hay đóng cửa, giữa lợi ích đa phương hay nước lớn chi phối nước nhỏ.
Những tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và nhiều đối tác thương mại trên thế giới trong đó có Trung Quốc. Các bên liên tục áp thuế mới với những mặt hàng nhập từ đối tác kéo theo những biện pháp đáp trả. Mới đây nhất, Nhà Trắng tiếp tục cho phép giới chức nước này lên danh sách những mặt hàng nhập từ Trung Quốc với giá trị 500 tỷ USD sau nhiều biện pháp tương tự đã áp dụng trước đó.
Theo TTXVN
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy