Tin liên quan
Theo TS. Hoàng Đình Minh – Giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, việc xăng giảm giá và tăng lại là chuyện đương nhiên vì còn phụ thuộc vào sự điều chỉnh giá xăng dầu thế giới, nhưng với giá điện trong nước từ trước đến nay chỉ có tăng mà không có giảm.
TS.Hoàng Đình Minh
TS.Minh cho rằng, giá điện, giá xăng cùng tăng một lúc như hiện nay chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng, chính vì thế không thể tránh khỏi được việc các mặt hàng khác sẽ tăng giá theo, tuy nhiên việc có tăng tương ứng với giá điện hay không thì cũng chưa chắc chắn.
Nhiều chuyên gia cùng cho rằng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa minh bạch, theo TS.Minh cũng cho rằng việc cần minh bạch trong giá điện là điều cần thiết vì giá xăng hiện nay đã tương đối minh bạch vì có sự điều chỉnh theo giá xăng dầu thế giới, có tăng, có giảm, nhưng giá điện hiện nay ở nước ta thì chỉ có tăng chứ chưa có giảm nên rất cần thiết phải có sự minh bạch trong giá điện, để khi tăng hay không tăng người tiêu dùng đều có thể chấp nhận được mà nếu tăng cũng cần phải có lộ trình cụ thể để người dân và doanh nghiệp biết trước.
Đồng thời, giá điện có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp, mà vốn dĩ doanh nghiệp VN hiện nay đang thua so với các nước trong khu vực cùng với chi phí giá thành tăng lên như vậy sẽ tạo ra sự cộng hưởng “năng suất thấp, chi phí sản xuất cao”, điều này có thể sẽ đẩy giá thành sản phẩm tăng lên trong khi đến 31/12/2015 Việt Nam sẽ chính thức hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN vậy lo ngại đặt ra là hàng hóa của Việt Nam có cạnh tranh được với hàng hóa của các nước khác hay không?
TS.Minh cũng cho rằng, mức tăng 7,5% của EVN lần này là hơi cao, mặc dù theo TS.Minh việc tăng giá này của EVN đã có sự cân nhắc vì trong thời gian vừa qua Việt Nam có tình trạng lạm phát thấp, có thể việc tăng giá điện sẽ kéo được CPI tăng trở lại.
Còn việc so sánh giá điện Việt Nam thấp hơn so với giá điện các nước trong khu vực TS.Minh đánh giá: “ Theo tôi tất cả mọi sự so sánh đều khập khiễng vì giá điện cao hay thấp còn phụ thuộc vào thu nhập bình quân đầu người, chẳng hạn như thu nhập bình quân đầu người ở Thái Lan rất cao và như vậy đương nhiên lương trả cho công nhân ngành điện cũng sẽ cao, nhiễm nhiên giá điện của họ phải cao hơn giá điện của nước ta”.
Bà Joanna Nars trả lời PV ANTT.VN
Về con số chính xác việc giá điện Việt Nam cao hay thấp chỉ có EVN và Bộ Công thương có, theo TS.Minh lộ trình tăng giá điện nếu là 7,5% thì không nên tăng một lần mà nên chia thành hai lần, tăng một cách từ từ sẽ khiến doanh nghiệp và người dân thích ứng, điều tiết để tiết kiệm năng lượng điện sử dụng cũng như có sự phân bổ lao động sao cho hợp lý.
“EVN có thể học tập kinh nghiệm về điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước, mặc dù biết sẽ có sự khập khiễng nếu nói về sự điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước và EVN, nhưng cần thiết phải có lộ trình như việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Năm nay Ngân hàng Nhà nước công bố rất sớm chỉ điều chỉnh 2%, vậy có nên chăng Tập đoàn Điện lực cũng công bố rõ là năm nay là sẽ điều chỉnh tăng 7,5% hay bao nhiêu %, công bố kế hoạch điều chỉnh như vậy doanh nghiệp cũng sẽ có kế hoạch sử dụng điện phù hợp hơn, hoặc EVN đang có kế hoạch làm giống như các quốc gia khác như Đức – tính giá điện theo giờ, chẳng hạn ban đêm giá điện rất rẻ, ban ngày giá điện cao như vậy doanh nghiệp tiêu thụ điện nhiều thì có thể tăng năng suất làm việc cũng như tăng hiệu suất sử dụng điện vào ban đêm để tận dụng được nguồn điện giá rẻ đó” – TS.Minh nói.
Tại một cuộc hội thảo về cải thiện chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam do Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương và dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện do USAID tài trợ, bà Joanna Nars - chuyên gia Phát triển Khu vực Tư Nhân của nhóm Doing Business thuộc Ngân hàng Thế giới có một bài thuyết trình về “tiếp cận điện năng ở Việt Nam”.
Phóng viên ANTT.VN đã có cuộc phỏng vấn ngắn bà Joanna Nars về lộ trình tăng giá điện tại các quốc gia khác trên thế giới, bà Joanna Nars cho biết: “Tại một số quốc gia trên thế giới, Chính phủ sử dụng hình thức trưng cầu dân ý để tham khảo ý kiến người dân về việc tăng giá điện, một số quốc gia khác thì không. Điều này tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là người dân và doanh nghiệp tiêu thụ điện phải được thông báo trước một thời gian về việc tăng giá để có sự phản ứng và chuẩn bị tốt nhất cho những hoạt động sinh hoạt cũng như kinh doanh của mình”.
Kiều Chinh – Tú Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy