Thông tin trên được ông Trần Xuân Hà cho biết mới đây. Ông dẫn số liệu của Bộ Tài chính gần đây cho thấy, trong 11 tháng đầu năm, giải ngân đầu tư công từ vốn vay ODA được hơn 6.300 tỷ đồng, đạt gần 345% vốn kế hoạch giao đầu năm và 45,5% kế hoạch đã điều chỉnh (sau khi cắt giảm chỉ tiêu tại một số Bộ, ngành).
Tới hết tháng 11, chỉ 4 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70% (dự toán đã điều chỉnh) là Hà Nội, Bình Định, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, một số bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân thấp như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch... hoặc cam kết giải ngân lên tới 100% vốn vay ODA nhưng đến nay vẫn chậm.
Thứ trưởng Trần Xuân Hà. Ảnh: Bộ Tài chính.
Theo lý giải từ các đơn vị, vấn đề lớn nhất làm tỷ lệ giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi còn thấp là do không có khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành nên không có hồ sơ thanh toán.
Việc giải ngân chậm cũng được lý giải một phần do ảnh hưởng của Covi-19 và thiên tai lũ lụt. Tuy nhiên, ngay cả ở các khu vực ít chịu ảnh hưởng, tiến độ triển khai và gửi đơn rút vốn cũng còn chậm.
Một số vướng mắc dẫn đến việc giải ngân vốn vay ODA chậm như, dự án đã được bố trí kế hoạch vốn nhưng đang phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định vay nên không đủ cơ sở giải ngân.
Nhiều nhà tài trợ yêu cầu sử dụng tư vấn của nước tài trợ khi hực hiện dự án nhưng chất lượng của tư vấn còn hạn chế, không đảm bảo tiến độ trong khi quan điểm của nhà tài trợ với hoạt động tư vấn không rõ ràng.
Ngoài ra, một số dự án vướng cơ chế nên chưa xác định được phần cấp phát hoặc cho vay lại để giao vốn thực hiện trong năm 2020 (ví dụ các dự án của VEC vay JICA chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt cơ chế chuyển từ vốn vay lại sang cấp phát).
Theo phương thức giải ngân tài khoản đặc biệt của một số nhà tài trợ như WB, ADB, JICA, nhiều chủ dự án cũng chậm thủ tục hoàn chứng từ.
Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành chủ dự án khẩn trương hoàn tất thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, cần xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc của các dự án đầu tư lớn, tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân... Bộ Tài chính cũng kiến nghị các nhà tài trợ rà soát giảm các thủ tục phê duyệt không cần thiết.
Với các dự án không sử dụng hết kế hoạch vốn được giao, Bộ Tài chính đề nghị sớm có số liệu cụ thể cắt giảm và làm rõ dự án nào hoàn toàn không giải ngân được trong năm 2020, dự án nào chỉ giải ngân được một phần.
Thứ trưởng Tài chính Trần Xuân Hà khẳng định sẽ đôn đốc phối hợp đẩy nhanh tiến độ kiểm soát chi hiệu quả. Kho bạc Nhà nước không được để dồn hồ sơ, rút ngắn thời gian thực hiện kiểm soát chi cố gắng không quá một ngày, thời gian xử lý đơn rút vốn chỉ còn một ngày khi đủ hồ sơ hợp lệ.
Về dài hạn, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho biết đang phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, Văn phòng Chính phủ để hoàn tất sửa đổi Nghị định 97 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, bảo đảm đơn giản hóa quy trình, thủ tục thẩm định và ký hợp đồng cho vay lại.
Tác giả: Quỳnh Trang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy