Làn sóng phá sản trong lặng thinh này không được ai chú ý đến, một phần là do dữ liệu thực về doanh nghiệp nhỏ cực kỳ hiếm và vì các chủ doanh nghiệp nhỏ thường không có nợ và do đó không cần tới tòa án phá sản.
“Có lẽ tất cả những gì bạn cần làm để phá sản doanh nghiệp nhỏ là gọi cho bên công ty tiện ích, nói họ cắt hết tiện ích rồi đóng cửa”, William Dunkelberg, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Quốc gia (NFIB), nhận định. Tuy nhiên, việc đóng cửa doanh nghiệp “sẽ cao hơn mức bình thường vì chúng ta đang trong tình hình kinh tế khá khắc nghiệt”, ông Dunkelberg cho biết.
Yelp – công ty nghiên cứu trực tuyến – có dữ liệu cho thấy hơn 80,000 doanh nghiệp nhỏ đã đóng cửa vĩnh viễn trong giai đoạn 01/03-25/07. Khoảng 60,000 trong số này là doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp có ít hơn 5 địa điểm đặt trụ sở. Khoảng 800 doanh nghiệp nhỏ thực sự đã nộp đơn phá sản theo Chương 11 từ 15/02-31/07/2020, theo Viện Phá sản Mỹ. Và Yelp dự báo tổng số công ty phá sản sẽ tăng 36% so với năm trước.
Số lượng doanh nghiệp nhỏ phá sản theo từng lĩnh vực (Ảnh: Bloomberg)
Mặc dù các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, nhưng tác động tổng thể có thể rất lớn. Các công ty có ít hơn 500 nhân viên chiếm khoảng 44% hoạt động kinh tế Mỹ, theo báo cáo của Cục Doanh nghiệp Nhỏ của Mỹ, và các doanh nghiệp này chiếm gần 50% lượng người lao động của Mỹ.
Justine Bacon đã đóng cửa vĩnh viễn phòng Yoga Brain ở Philadelphia sau khi nhận thấy việc tổ chức lớp học trong nhà giữa bối cảnh đại dịch thật sự nguy hiểm. Bacon không nộp đơn phá sản, bà chỉ đơn giản là đóng cửa phòng tập và không còn kinh doanh vào ngày 30/06.
“Tôi cảm thấy tốt hơn là đóng cửa với một chút tiền trong tài khoản ngân hàng và không phải lo lắng về việc phá sản doanh nghiệp”, Bacon (35 tuổi) cho biết.
Bà Justine Bacon
Không có sự hỗ trợ
Phá sản theo Chương 11 thường bảo vệ doanh nghiệp khỏi các chủ nợ trong lúc các người chủ doanh nghiệp tìm cách xoay chuyển tình thế. Thế nhưng, đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc có thêm thời gian cũng chẳng khác gì. “Phá sản không thể tạo thêm doanh thu”, Robert Keach, Đối tác tại Bernstein Shur có trụ sở ở New England và từng là Chủ tịch tại Viện Phá sản Mỹ, cho hay.
Một số chủ doanh nghiệp sợ rằng phá sản sẽ làm xấu hồ sơ tín dụng và làm giảm cơ hội xây dựng lại doanh nghiệp trong tương lai. Các doanh nghiệp phá sản có xác suất bị từ chối cho vay cao hơn 24 điểm phần trăm, theo SBA.
Đây là một trong những điều lo ngại của Rebecca Schner. Mọi thứ đang đi lên với Schner (51 tuổi) và cửa hàng buôn bán trang sức New Lotus Moon của bà ở The Woodlands (Texas). Bà mở cửa hàng trong năm 2018 và đã hòa vốn từ đầu năm 2020.
Nhưng rồi dịch Covid-19 ập đến và “dội gáo nước lạnh” vào hy vọng có lãi của bà. Sau khi không còn tiếp nhận các khách hàng tại cửa hàng, bà cho biết doanh số đã rớt mạnh và không còn đủ để trang trải tiền thuê. Bà đã “dọn sạch” cửa hàng vào giữa tháng 5/2020 và chuyển các hộp đồ trang sức vào kho dự trữ, đồng thời sa thải nhân viên bán thời gian. Bà đang phải trả nợ đối với khoản vay gần 50,000 USD.
“Chuyện gì xảy ra nếu tôi muốn có một cửa hàng lưu động và mua một chiếc xe để làm chuyện đó? Liệu tôi có còn được vay?”, Schner cho biết.
Mất doanh thu
Chắc hẳn số lượng doanh nghiệp nhỏ phá sản đã rất cao ngay cả trong những thời điểm bình thường. Chỉ 50% trong các doanh nghiệp nhỏ tồn tại trong ít nhất là 5 năm, theo SBA. Thế nhưng, sức ép từ đại dịch và sự lao dốc của hoạt động kinh tế đã giáng đòn nặng nề lên những doanh nhân này. Khoảng 58% chủ doanh nghiệp nhỏ cho rằng họ lo ngại về chuyện đóng cửa vĩnh viễn, theo khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ trong tháng 7/2020.
Jose Gamiz (45 tuổi) và Leticia Gamiz (52 tuổi) đã đóng nhà hàng ở Glendale (Arizona) vào ngày 31/07. Hóa đơn cứ ngày một chồng chất và mặc dù có sự hỗ trợ từ khoản cho vay của Chính phủ, nhưng họ vẫn không có đủ tiền mặt để trang trải chi phí. Họ chỉ có 4 nhân viên bán thời gian.
Việc tiếp tục mở cửa nhà hàng Mi Vegana Madre thật sự rủi ro, Jose Gamiz cho biết. Họ biết rõ nguy cơ tiềm ẩn của sự liều lĩnh sau khi đánh mất căn nhà đầu tiên mà họ mua trong năm 2008.
“Chúng tôi muốn xem đó là một bài học”, Jose Gamiz cho biết. “Đôi khi, chúng ta nên chấp nhận buông bỏ và không chi thêm một xu nào”.
Tác giả: Vũ Hạo
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy