Trong báo cáo mới nhất này, HSBC đánh giá, dù rằng bức tranh kinh tế nhìn chung tích cực với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7% năm 2019, tuy nhiên, kinh tế vẫn đối diện với không ít thách thức.
Do đó, HSBC nhận định, năm 2020, tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam sẽ giảm tốc xuống còn 6,6%. Để có thể tiếp tục có được tăng trưởng trong những năm tới, Việt Nam cần tiếp tục thực thi những cải cách về cấu trúc.
Ảnh minh hoạ
HSBC tính toán rằng dù trong năm 2019, lạm phát tại Việt Nam đã rớt xuống mức thấp nhất trong 3 năm thế nhưng việc giá thịt lợn tăng chóng mặt trong thời gian gần đây đã khiến cho áp lực lạm phát tăng lên trong năm 2020.
Thực tế này không chỉ làm khó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) mà còn hạn chế nỗ lực cải tổ ngành y tế của chính phủ Việt Nam. HSBC cho rằng lạm phát tại Việt Nam năm 2020 sẽ tăng 3,8% và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ phải hạ lãi suất trong quý 3/2020.
Cùng lúc đó, Việt Nam cũng sẽ không miễn nhiễm với việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm trong năm 2020. Gần đây có một số dấu hiệu cho thấy ngành sản xuất đang tăng trưởng chậm lại.
Theo HSBC, là nền kinh tế có lượng xuất khẩu vượt qua GDP và dễ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu của ba thị trường hàng đầu là Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu, Việt Nam có thể bị ảnh hưởng tiêu cực tăng trưởng nếu những thị trường này giảm tốc.
Về điểm sáng năm 2020, HSBC nhận định dòng vốn FDI tiếp tục thúc đẩy khả năng sản xuất. Các hiệp định thương mại mới như EVFTA hay CPTPP sẽ mang lại cơ hội cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, dịch vụ cũng được nhận định duy trì đà vươn mạnh mẽ khi du lịch tiếp tục mở rộng và sự nổi lên của tiêu dùng nội địa.
Tuy nhiên, với những cảnh báo đã nói ở trên, HSBC đưa ra khuyến cáo, những cải cách cần được tiếp tục được thực hiện mạnh mẽ trong năm 2020. Trước hết, cơ sở hạ tầng là lĩnh vực cần được tập trung. Trong bối cảnh không gian tài chính của Việt Nam bị hạn chế nhưng nhu cầu cấp thiết nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng mới thì hình thức hợp tác công tư (PPP) sẽ tạo ra một nguồn lý tưởng để tài trợ cho các dự án lớn.
Những cải cách cần được tiến hành nhiều hơn để giải quyết các vấn đề liên quan đến PPP, từ đó khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân.
Lĩnh vực thứ hai cần lưu tâm là ngân hàng. Từ ngày 1/1/2020, tất cả ngân hàng tại Việt Nam đều phải áp dụng tiêu chuẩn Base II với yêu cầu về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (CAR) ở mức 8%. Các ngân hàng nhỏ đang chịu áp lực tăng vốn để đáp ứng tiêu chuẩn mới.
Trước đó, HSBC đánh giá, kinh tế Việt Nam 2019 đã có một năm đầy thách thức, dù vậy, tăng trưởng vẫn đạt mức cao trên 7% nhờ lĩnh vực sản xuất mạnh mẽ và khu vực dịch vụ liên tục mở rộng. Dòng dịch chuyển thương mại cùng nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã hỗ trợ sản xuất tăng trưởng tốt trong khi tiêu dùng nội địa và du lịch bùng nổ tạo ra động lực cho ngành dịch vụ.
Cùng với đó, một số rủi ro trong nước đã được kiềm chế tốt hơn so với những năm trước như nợ công, nợ nước ngoài. Với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7% trong năm 2019, Việt Nam nhiều khả năng một lần nữa sẽ trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy