Phát biểu tại Quốc hội hôm 26/5 về tính hình tái cơ cấu ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, về kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) đã thay đổi, thay vì những kỳ hạn ngắn chưa đến 4 năm hồi năm 2011, nay thời gian phát hành đã dài hơn gấp 3 lần. Qua đó đã tăng kỳ hạn nợ bình quân danh mục TPCP từ 1,84 năm (2011) đến 6,71 năm (2017). Lãi suất huy động cũng giảm mạnh qua các năm. Nếu như cách đây 7 năm bình quân huy động 12,1%/năm thì nay là 5,98%/năm. “Thời điểm này là thời điểm huy động TPCP rất rẻ”, ông Dũng khẳng định.
Các ngân hành thương mại giữ 78% lượng TPCP (2016), sang 2017 chỉ còn 53,06%. Tỷ lệ nắm giữ TPCP của các doanh nghiệp chứng khoán, bảo hiểm năm 2017 tăng lên 45,95% trong khi năm 2016 là 19,75%.
Về cơ cấu vay nợ, đã giảm tỷ trọng vay nước ngoài từ 61% năm 2011 xuống còn 40% vào cuối năm 2017.
Tốc độ gia tăng nợ công giảm gần một nửa, còn khoảng 9,6%/năm so với bình quân 18,1%/năm của giai đoạn căng thẳng về nợ công 2011-2015.
Một số ý kiến lo ngại rằng, lãi suất trái phiếu chính phủ xuống thấp là chỉ báo cho việc TTCK có dấu hiệu bong bóng trên cơ sở quan sát thấy, dòng tiền chọn đầu tư vào công cụ an toàn nhất là trái phiếu.
Tuy nhiên, chia sẻ tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc mới đây, ông Ngô Thế Triệu, Giám đốc điều hành đầu tư Công ty Quản lý quỹ Eastpring Investments - đơn vị đang quản lý 2,8 tỷ USD đầu tư tại Việt Nam cho rằng, lãi suất trái phiếu Việt Nam giảm thấp không phải là dấu hiệu bất thường nếu nhìn trong chu kỳ dài hạn.
Tại nhiều thị trường quốc tế, lãi suất trái phiếu chính phủ đã sụt giảm mạnh kể từ năm 2008 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng phản ứng của Việt Nam trong câu chuyện này lại khá chậm.
Lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam bắt đầu giảm từ năm 2011 và đến nay, trái phiếu kỳ hạn 10 năm có lãi suất 4,3-4,5%/năm. Mức lãi suất này vẫn cao hơn lạm phát năm gần nhất (năm 2017 là 3,6%). Cũng theo ông Triệu, nếu Chính phủ duy trì được giá trị tiền đồng, thì cơ hội đầu tư vào Việt Nam vẫn rất lớn, môi trường đầu tư vào Việt Nam đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày 23/5/2018, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành với tổng khối lượng gọi thầu 6.000 tỷ đồng. tại kỳ hạn 5 năm gọi thầu 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm gọi thầu 2.000 tỷ đồng, kỳ hạn 15 năm gọi thầu 2.000 tỷ đồng và kỳ hạn 20 năm gọi thầu 1.000 tỷ đồng. Kết quả phiên đấu thầu, Kho bạc Nhà nước đã huy động được tổng cộng 1.615 tỷ đồng. Trái phiếu kỳ hạn 5 năm có 12 thành viên dự thầu, huy động được 215 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 3%/năm, bằng lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 16/5/2018). Trái phiếu kỳ hạn 10 năm có 8 thành viên dự thầu, huy động được 700 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 4,26%/năm, tăng 0,03%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 16/5/2018). Trái phiếu kỳ hạn 15 năm có 7 thành viên dự thầu, huy động được 700 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 4,6%/năm, tăng 0,02%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 16/5/2018). Trái phiếu kỳ hạn 20 năm không có lãi suất trúng thầu. Được biết, từ đầu năm 2018 đến nay, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 57.641 tỷ đồng thông qua đấu thầu tại HNX. |
Thu Hà (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy