Xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An là một trong 2 xã tái định cư thủy điện Bản Vẽ. Thời gian gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, sai phạm.
Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Thanh Sơn một thác Liếp hoang sơ, thu hút khách du lịch. Vì thế ngày càng nhiều du khách tìm đến với nơi đây để tắm mát và trải nghiệm, nhất là vào các dịp lễ, ngày cuối tuần.
Thác Liếp thu hút lượng khách du lịch ngày càng đông
Ông Lê Đình Hùng, cán bộ địa chính UBND xã Thanh Sơn cho biết: “Khu vực thác Liếp là đất rừng phòng hộ và 1 phần là đất của Công ty Thủy điện 2 chưa giao cho xã quản lý. Hiện nay, có 2 nhà hàng đang kinh doanh ăn uống tại đó, là nhà hàng của chị Lô Thị Thêu và nhà hàng của chị Lương Thị Thìn. Hai công dân này thuộc bản Thanh Dương, xã Thanh Sơn. Ban đầu hai nhà hàng mở ở quy mô nhỏ nhưng do nhu cầu du khách ngày càng đông nên quy mô ngày càng mở rộng”.
Ông Hùng cho biết thêm: “Hiện nay, khoảng tầm 80m2 một nhà hàng. Vào các ngày lễ khách rất đông. Đây hoàn toàn là nhà hàng “mọc” lên sai phép, không được chính quyền cho phép. Chúng tôi cũng biết việc làm của họ là sai, nhưng vì tạo điều kiện cho dân làm ăn nên mới chỉ giao họ khi nào các cấp yêu cầu tháo dỡ thì phải nghiêm chỉnh chấp hành chứ chưa lập biên bản hay xử phạt lần nào”.
Tìm hiểu được biết, chị Lô Thị Thêu hiện là Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã, đồng thời là em dâu của ông Lô Văn Nguyên - Bí thư xã Thanh Sơn. Chị Thêu chia sẻ: “Gia đình tôi làm nhà hàng đã được một số năm nhưng vừa rồi do dịch bệnh nên lượng khách cũng giảm. Năm nay thì lượng khách khá hơn. Tôi có làm trang trại để chăn nuôi gà khoảng 200 con, nuôi lợn và nuôi bò. Nhà hàng để phục vụ khách du lịch. Hiện nay, tôi chưa đăng ký kinh doanh mà đang làm theo hình thức tự phát”.
Một người dân xã Thanh Sơn cho biết: “Vừa là cán bộ ủy ban, anh chồng là Bí thư xã mà lại lấn chiếm đất rừng phòng hộ, đất công để kinh doanh, buôn bán thì đúng là sai quá. Nếu là người dân kinh doanh đã sai, còn đây lại là cán bộ. Việc này chính quyền cũng biết nhưng không xử lý thì là bao che cho sai phạm.
Nhà hàng mọc lên trên khu vực đất rừng phòng hộ nhưng chưa bị xử lý
Một người dân khác cho biết thêm: "Tôi thấy ở đây thiên nhiên rất đẹp nhưng hiện giờ đang bị một số cá nhân lợi dụng để mở điểm du lịch và việc lấn chiếm. Việc xây dựng nhà hàng, phục vụ du khách tự phát nên việc xả thải cũng theo hình thức “bạ đâu vứt đó” nên lâu dài sẽ làm ô nhiễm môi trường”.
Thực tế hiện nay, việc dựng nhà hàng của người dân đã tác động làm thay đổi hiện trạng ban đầu như: phát dọn cây bụi, đào xúc đất, làm đường mòn xuống khu vực thác, trồng cây, chăn nuôi...
Khi phóng viên liên hệ để làm việc về sai phạm trong khu vực thác Liếp, ông Lữ Văn Đương - Chủ tịch UBND xã luôn cáo bận và ủy quyền cho cán bộ địa chính. Và sau đó là liên tiếp các cuộc gọi đều không nghe máy.
Tác giả: Hiền Mai
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chung cư Masteri Cổ Loa Global Gate
- Địa chỉ lắp đặt máy bơm tưới cây tự động cho nhà vườn
- bàn mát công nghiệp
- xây lò nướng pizza
- da nang sunset restaurant
- lỗi e1 bếp từ
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy