Dự báo tăng trưởng của Ấn Độ bị hạ xuống do nước này đối mặt với số ca nhiễm COVID-19 gia tăng. (Nguồn: thenewsmotion.com)
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới cập nhật ngày 27/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 6% trong năm nay, nhưng tình trạng phục hồi không đồng đều giữa các nước đang gia tăng, khi các nền kinh tế phát triển tăng tốc, còn các nền kinh tế đang phát triển tụt lại sau.
Mức dự báo mới về tăng trưởng của kinh tế toàn cầu không thay đổi so với dự báo hồi tháng Tư, nhưng kinh tế Mỹ được cho là sẽ tăng trưởng nhanh hơn mức 7% trong năm nay, nhờ gói chi tiêu lớn của chính phủ và chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 được triển khai rộng rãi, còn dự báo tăng trưởng của Ấn Độ bị hạ xuống do nước này đối mặt với số ca nhiễm gia tăng.
Nhờ chương trình tiêm chủng cho phép mở cửa nền kinh tế, các dự báo về tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay và năm tới được nâng lên, trong đó năm tới là 4,9%. IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng năm 2021 của Canada và Anh lên các mức tương ứng là 6,3% và 7%, và của Khu vực sử dụng đồng euro được tăng nhẹ lên 4,6%.
Mức tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ bị hạ xuống 9,5%, và thậm chí của Trung Quốc bị hạ 0,3 điểm phần trăm xuống 8,1%.
Mặc dù một số quốc gia thị trường mới nổi như Brazil và Mexico có thể sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong năm nay, các nước đang phát triển là nhóm nước đang tụt lại sau và gặp khó khăn trong việc phục hồi về các mức trước đại dịch.
Theo IMF, tiếp cận vaccine đã trở thành vấn đề chính đưa đến hai tốc độ phục hồi trong nền kinh tế toàn cầu. IMF cảnh báo mối nguy hiểm đối với nền kinh tế toàn cầu nếu các biến thể mới của virus SAR-CoV-2 xuất hiện.
Sự phục hồi sẽ không được đảm bảo ngay cả ở những nước mà tỷ lệ lây nhiễm hiện ở mức rất thấp nếu dịch vẫn lây lan ở các nước khác.
IMF một lần nữa nhấn mạnh rằng ưu tiên cấp bách là cung cấp vaccine đồng đều trên toàn cầu. Các nước phát triển đã tiêm chủng cho gần 40% dân số, trong khi con số này ở các thị trường mới nổi chỉ là 10% và thậm chí là thấp hơn ở các nước thu nhập thấp.
Nhà kinh tế trưởng của IMF, Gita Gopinath, cho rằng sự xuất hiện của các biến thể có khả năng lây nhiễm cao có thể cản trở quá trình phục hồi và khiến GDP của toàn cầu thiệt hại 4.500 tỷ USD vào năm 2025.
IMF đang hối thúc kế hoạch chi 50 tỷ USD để kết thúc đại dịch, thông qua phân phối vaccine và giải quyết các nhu cầu cấp bách ở các nước thu nhập thấp.
Và trong khi lạm phát tăng gần đây là do sự phục hồi của nền kinh tế sau những tác động của đại dịch và sẽ là tạm thời, IMF nêu lên khả năng giá cả có thể tăng kéo dài.
Tác giả: Lê Minh
- 1. Giải cứu doanh nghiệp bất động sản nhìn từ Trung Quốc
- 2. Xung đột quỹ bảo trì chung cư tại Hà Nội: Để 'thân lừa không ưa nặng'
- 3. Gỡ xung đột quỹ bảo trì chung cư ở Hà Nội: 'Góc khuất' tranh chấp
- 4. Dự án The Grand HaNoi ở 22 – 24 Hàng Bài thi công làm nứt nhà dân
- 5. Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
- Cựu Giám đốc Viện Tim Hà Nội 'phối hợp ngầm' với doanh nghiệp như thế nào?
- Tín hiệu kỳ vọng khởi sắc hơn cho thị trường chứng khoán năm Quý Mão 2023
- 'Ông lớn' đầu ngành, nơi lãi đậm, chỗ thua lỗ nặng năm 2022
- Indonesia bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ đại dịch COVID-19 sang bệnh đặc hữu
- Lợi nhuận quý IV/2022 Cao su Phước Hoà tăng đột biến nhờ tiền đền bù