Dòng sự kiện:
JPMorgan: Các ngân hàng Việt Nam là kênh đầu tư hấp dẫn ở Đông Nam Á
12/12/2019 04:22:45
Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết họ kỳ vọng các ngân hàng VN mà JPMorgan theo dõi sẽ có tỷ lệ ROE 15% - 21% trong 2 năm tới. Hiện, ngân hàng đầu tư này đang đặt cược lớn vào Vietcombank, Techcombank và ACB.

Harsh Modi, đồng giám đốc bộ phận nghiên cứu tài chính ở khu vực châu Á (trừ Nhật Bản) của JPMorgan, nhận định, sự kết hợp giữa tốc độ tăng trưởng nhanh và khả năng sinh lời đáng kể của các ngân hàng Việt Nam là một điều hiếm thấy. Do đó, lĩnh vực này có thể duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ mà không cần lượng vốn lớn trong dài hạn.

Modi chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 11: "Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) mà họ đang tạo ra là khá lớn, cao hơn mức tăng trưởng của bảng cân đối kế toán". Ông cho biết điều này có nghĩa là, về mặt lý thuyết, các ngân hàng Việt Nam không cần huy động vốn để hỗ trợ đà tăng trưởng hiện tại. Tuy nhiên, ông giải thích rằng, họ vẫn làm điều đó nhằm mục đích đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn và đáp ứng các yêu cầu về pháp lý.

Ông nói thêm, do đó, nhà đầu tư của các ngân hàng này không cần rót quá nhiều tiền, họ vẫn có thể chứng kiến đà tăng trưởng ổn định của bảng cân đối kế toán trong một khoảng thời gian. Trong khi đó, các cổ phiếu ngân hàng đang ở mức giá cao một cách hợp lý. Modi khẳng định: "Đây chính là yếu tố hấp dẫn của khu vực này".

Các nhà phân tích kỳ vọng rằng, các ngân hàng Việt Nam dưới sự hỗ trợ của JPMorgan sẽ mang lại một tỷ suất ROE từ 15% đến 21% trong hai năm tới khi công ty này bắt đầu đầu tư vào mảng này.

Hiện JPMorgan rất quan tâm đến Vietcombank, Techcombank và ACB.

Sự cải thiện các yếu tố kinh tế vĩ mô gần đây của Việt Nam đang góp phần mang đến các nhận định tích cực đối với ngành ngân hàng Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực sản xuất đối với các ngành xuất khẩu đang giúp thu hút thêm nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, từ đó giúp cải thiện khả năng xuất khẩu và thặng dư tài khoản vãng lai trong vài năm tới cũng như đảm bảo thanh khoản trong nước ở mức hợp lý.

Việt Nam được đánh giá là đang hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mà cuộc chiến này đã và đang mang đến những sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Những thị trường còn lại

Theo Ông Modi, có rất nhiều cơ hội đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, nhưng mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lợi ở mỗi thị trường lại có nhiều khác biệt.

JPMorgan nhìn chung rất thích các ngân hàng ở Indonesia, đặc biệt là rất quan tâm với Ngân hàng Bank Mandiri, Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia và Ngân hàng Bank Central Asia.

Tại Thái Lan và Philippines, JP Morgan cũng để ý đến một số ngân hàng như Kasikornbank, Bangkok Bank, Metropolitan Bank, Trust Company và East West Banking Corp.

Khi nói về sự khác biệt trong việc đầu tư vào Việt Nam và các quốc gia khác, ông Modi nhận định rằng thời gian đầu tư vào các nước trong khu vực Đông Nam Á có lẽ sẽ ngắn hơn.

Do những giới hạn trong việc gia nhập thị trường khiến cho các nhà đầu tư muốn đầu tư dài hạn ở Việt Nam trong khi ở các nước khác có hệ thống tài chính tốt hơn thì các nhà đầu tư sẽ thích đầu tư ngắn hạn hơn.

Tại các thị trường Đông Nam Á có mối liên kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng toàn cầu như Singapore, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, thương mại vẫn là yếu tố rủi ro lớn nhất. Ông Modi giải thích thêm rủi ro kinh tế nằm ở việc các quốc gia này có thể sử dụng kết hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ và công nghiệp tốt như thế nào để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế và nâng cao năng suất nhằm gia tăng thu hút đầu tư.

Riêng đối với Indonesia và Philippines, các chính sách trong nước có mức độ rủi ro hơn vì tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này phụ thuộc chủ yếu vào những thay đổi trong các yếu tố trong nước, ví dụ như khả năng thanh khoản của nền kinh tế.

Khánh Linh (T/h)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến