Tin liên quan
Hành trình tăng vốn thần tốc
Sau khi hoàn thành khóa du học theo diện học bổng của chính phủ Nhật Bản (Monshubo), ông Lê Văn Hướng về Việt Nam khởi nghiệp năm 2001 với số vốn “vỏn vẹn” 6 tỷ đồng và 5 nhân viên. Công ty TNHH Thiết bị y tế Việt Nhật được thành lập với ngành nghề kinh doanh chính là mua bán thiết bị y tế, lắp đặt, bảo trì thiết bị y tế.
Đến năm 2010, công ty tiến hành tăng vốn điều lệ từ 6 tỷ đồng lên 242 tỷ căn cứ vào nhu cầu vốn để mở rộng kinh doanh. Cũng chính thời gian này, Giám đốc Lê Văn Hướng cũng đưa công ty bước sang một trang mới, đổi tên thành Công ty CP thiết bị y tế Việt Nhật.
Ngày 21/06/2011, 24,2 triệu cổ phiếu JVC chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh với giá chào sàn 31.000 đồng/CP. Ngay trong năm đầu tiên, đại hội cổ đông bất thường 2011 đã thông qua việc chi trả cổ tức dự kiến là 30%, trong đó 20% chi trả bằng tiền mặt, 10% chi trả bằng cổ phiếu. Đồng thời công ty cũng tiến hành biểu quyết thông qua việc tăng vốn điều lệ lên 322 tỷ đồng, phát hành thêm 8 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược.
Hành trình tăng vốn của JVC được ráo riết thực hiện trong vòng vài năm trở lại đây. Kể từ sau sự kiện niêm yết trên sàn chứng khoán, công ty CP thiết bị y tế Việt Nhật đã 5 lần tăng vốn điều lệ. Cổ đông khối ngoại cũng bắt đầu bước chân vào đội ngũ lãnh đạo khi Quỹ đầu tư công nghiệp DI châu Á (DIAIF) trở thành cổ đông chiến lược vào năm 2012, hay phát hành cố phiếu hoán đổi cho công ty CP Kyoto Medical Science (KMS).
Gần đây nhất, vào hạ tuần tháng 9/2014, cổ đông JVC cũng thông qua phương án phát hành hơn 50 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, huy động số vốn lên đến 750 tỷ đồng.
Đến ngày 12/01/2015, JVC đã hoàn tất việc phát hành, chính thức âng tổng vốn điều lệ lên 1.125 tỷ đồng, trong đó, giám đốc Lê Văn Hướng nắm giữ 13.335.987 cổ phiếu chiếm 11,85% vốn.
Tình hình kinh doanh “bất ổn”
Mảng kinh doanh cốt lõi của JVC là thiết bị vật tư y tế. Với đặc thù của ngành, doanh thu và lợi nhuận của JVC khó có thể dự toán trước, phụ thuộc vào tốc độ thanh toán, chính sách chỉ tiêu của Chính phủ. Đặc biệt trong năm 2013, các hợp đồng cung cấp thiết bị cho các đơn vị hành chính đều bị trì hoãn, sang năm 2014 mới được giải ngân khiến doanh thu giảm mạnh trong năm 2013.
Năm vừa qua, JVC lại ghi nhận tình hình hoạt động kinh doanh nổi trội vượt bậc nhờ tăng cường mở rộng hoạt động đầu tư liên kết vào các máy móc hiện hay, các trung tâm kỹ thuật cao tại các bệnh viện tỉnh…
Tổng giá trị tài sản của JVC cuối năm 2014 tăng lên 2.551 tỷ đồng – tương ứng tăng 56,51% so với cuối năm 2013 do công ty đã phát hành hơn 50 triệu cổ phiếu, đem về 750 tỷ đồng. Doanh thu thuần tăng 87,94%, lợi nhuận trước thuế tăng đột biến thêm 368% so với năm 2013, đạt 287,2 tỷ đồng.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán được thể hiện trên bảng cân đối tài sản lần lượt tăng 3-4 lần. Khoản nợ thấp, doanh thu cao… JVC luôn là món hàng được các nhà đầu tư ưu ái hơn cả.
Nhưng trên thực tế, công ty CP y tế Việt Nhật phải mất 5 quý (từ 01/01/2014 đến 31/03/2015) để hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh trên do thay đổi niên độ kế toán.
Theo báo cáo thường niên năm 2014 do JVC công bố, ban lãnh đạo của CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật lên kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2015 lần lượt là 1.400 tỷ và 305,76 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu theo đó cũng được kỳ vọng tăng lên 2,200 tỷ đồng.
Nỗi đau của nhà đầu tư chứng khoán
Những ngày gần đây, công ty CP thiết bị y tế Việt Nhật gặp phải một số từ chính ông Lê Văn Hướng – người đã theo chân sự phát triển của JVC từ những ngày đầu tiên thành lập với chức danh Giám đốc.
Trước những tin đồn đối với ban lãnh đạo và dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị bệnh viện của JVC, giá cổ phiếu này bắt đầu lao dốc liên tục.
Giá cổ phiếu JVC giảm liên tục từ 21.200 đồng xuống đóng cửa ngày 26/06/2015 còn 9.300 đồng.
Cuối tuần trước (ngày 21/06), JVC đã tiến hành miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc của ông Lê Văn Hướng. Thay vào đó, ông Kyohei Hosono trở thành chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Hữu Hiếu trở thành Tổng giám đốc của công ty.
Sự kiện đáng chú ý nhất khi JVC bất ngờ công bố thông tin trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh về việc nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Lê Văn Hướng bị tạm giam, nguyên nhân do ông Hướng đã bị khởi tố vì lừa đảo khách hàng từ ngày 17/06/2015.
Mặc dù ban lãnh đạo công ty liên tục có những thông tin trấn an thị trường “ JVC vẫn tiếp tục hoạt động bình thường” sau mỗi biến cố xảy ra, giá cổ phiếu JVC vẫn giảm sàn liên tục từ 21.200 đồng/CP (ngày 09/06) chỉ còn đóng cửa ở mức 9.300 đồng vào chiều 26/06.
Như vậy, hàng nghìn tỷ đồng vốn hóa của JVC đã bốc hơi chỉ sau hơn 10 ngày biến cố. Cho đến nay, hàng loạt câu hỏi về tội danh của nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hướng liệu có liên quan đến hoạt động của công ty hay chỉ là chuyện cá nhân, quan hệ khách hàng của JVC có bị ảnh hưởng, “sếp” ngoại mới lên thay sẽ làm gì để cứu công ty khỏi đà rơi tự do hiện nay?
Hoa Liên
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy