Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa hoàn tất Kết luận thanh tra trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng vốn đầu tư do ACV quản lý sau 10 tháng tiến hành thanh tra (tháng 8/2017 đến tháng 5/2018).
Đây là lần đợt thanh tra chuyên ngành về toàn bộ quy trình triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại ACV được thực hiện kể từ khi đơn vị này được thành lập vào năm 2012 trên cơ sở sáp nhập 3 tổng công ty cảng hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
Các dự án của ACV bị chậm thủ tục hoàn công do chủ đầu tư “phóng tay” tạm ứng. Ảnh: Đức Thanh
Cần phải nói thêm rằng, ACV chính là doanh nghiệp có số lượng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước lớn nhất trong ngành GTVT.
Nếu chỉ tính riêng các dự án có tổng mức đầu tư (TMĐT) từ 15 tỷ đồng trở lên, trong vòng 4 năm (từ tháng 3/2012 đến tháng 12/2016), ACV đã thực hiện 85 dự án, với TMĐT 42.140 tỷ đồng, gồm: giá trị đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước 1.420,889 tỷ đồng; vốn trái phiếu chính phủ 4.221,705 tỷ đồng; vốn ODA 12.443,13 tỷ đồng và vốn của ACV là 24.074,712 tỷ đồng.
Ngoài việc rà soát quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Thanh tra Bộ GTVT đã tập trung thanh tra sâu 10 dự án với các kết luận riêng cho từng công trình gồm: Dự án Mở rộng nhà ga quốc tế T2, Dự án Sửa chữa đường HCC 25R (Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất); Dự án Nhà ga hành khách và Xây dựng sân đỗ máy bay (Cảng Hàng không Thọ Xuân); Dự án Xây dựng đường vào Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, Dự án Nhà ga hành khách và Dự án Mở rộng Nhà ga hành khách (Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc); Dự án Nhà ga hành khách (Cảng hàng không Vinh); Các dự án mua sắm, lắp đặt cầu ống lồng.
64 trang nội dung của Kết luận thanh tra số 5045/KL - BGTVT đã vẽ ra bức tranh khá toàn diện về hoạt động quản lý đầu tư các dự án phát triển cảng hàng không do ACV thực hiện với khá nhiềm gam màu xám.
Điểm xám đầu tiên chính là số lượng các dự án hoàn thành khá lâu, nhưng chậm quyết toán tại ACV rất lớn, lên tới 44/85 dự án, với tổng mức đầu tư 30.411 tỷ đồng, tổng giá trị thực hiện 25.298,6 tỷ đồng, giá trị giải ngân 24.940 tỷ đồng.
Ngoài những lý do thường thấy mà các chủ đầu tư bị vướng dẫn đến chậm quyết toán, một số dự án tại ACV chưa thể hoàn tất thủ tục xây dựng cơ bản cuối cùng này còn có một lý do khá hy hữu.
Theo Thanh tra Bộ GTVT, chủ đầu tư đã “phóng tay” tạm ứng cả các vật tư không khan hiếm như quy định trong hợp đồng, dẫn đến giá trị tạm ứng lớn, vượt giá trị đơn vị thực tế được hưởng, nên nhà thầu không muốn quyết toán dự án hoàn thành.
Cũng tại Kết luận Thanh tra số 5045, ít nhất 3 lần, Thanh tra Bộ GTVT đã đề cập đến một vùng xám khác trong quy trình quản lý đầu tư tại ACV, đó là việc, ACV là doanh nghiệp cổ phần, vốn nhà nước chiếm 95,4% vốn điều lệ, có nghĩa là, vốn đầu tư của ACV chủ yếu là vốn nhà nước.
Vì vậy, theo Thanh tra Bộ GTVT, ACV vừa là cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư thực hiện dự án, lại là đơn vị tiếp nhận dự án để khai thác có thể dẫn đến thiếu khách quan trong quản lý đầu tư xây dựng.
Theo Báo Đấu thầu
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy