Tin liên quan
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về cơ chế một cửa của ASEAN và cơ chế một cửa quốc gia khẳng định, sự kiện này là dấu mốc quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh, thực hiện cam kết của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (Ảnh: Báo điện tử Chính phủ)
Tổng cục Hải quan – cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cho biết,việc triển khai chính thức được thực hiện trước mắt tại Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bên cạnh đó, cơ quan này cũng đã lựa chọn 9 doanh nghiệp tham gia thực hiện kết nối cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 1 gồm: SITC Việt Nam, Dịch vụ hàng hải Nhật Thăng, chi nhánh Công ty CP vận tải và thuê tàu tại Hải Phòng (Vietfrancht), Hanjin Shipping Việt Nam, Vitamas (hãng NYK Line Vietnam), đại lý Liên hiệp vận chuyển Gemadept, Vận tải dầu khí Sài Gòn (SP Shipping), Hoyer Transport Việt Nam và Dịch vụ giao nhận vận tải Sao Đại Dương.
Các giai đoạn sau sẽ tiếp tục kết nối các doanh nghiệp khác vào cơ chế một cửa quốc gia.
Giấy tờ mà doanh nghiệp vận tải biển sẽ gửi đến Cổng thông tin điện tử của cơ chế một cửa quốc gia bao gồm 12 chứng từ: Bản khai chung; danh sách thuyền viên; danh sách hành khách; bản khai hàng hóa; bản khai hàng hóa nguy hiểm; bản khai dự trữ của tàu; bản khai hành lí thuyền viên; giấy khai báo y tế hàng hải; bản khai kiểm dịch thực vật; bản khai kiểm dịch động vật; giấy phép rời cảng; bản khai an ninh tàu biển.
Sẽ có 4 cơ quan quản lí xử lí thủ tục đối với 12 loại giấy tờ nêu trên, gồm: Cảng vụ (thuộc Cục Hàng hải Việt Nam), Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch động, thực vật.
Thực hiện cơ chế này, các doanh nghiệp không phải đến từng cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện các thủ tục nhập, xuất, quá cảnh mà chỉ cần ngồi ở trụ sở doanh nghiệp gửi thông tin lên Cổng thông tin điện tử của cơ chế một cửa quốc gia. Từ đây, các cơ quan tiếp nhận, xử lý và trả kết quả cũng qua Cổng thông tin này.
Thông tin của doanh nghiệp khi gửi lên một cửa quốc gia sẽ được tiếp nhận, xử lí theo 5 bước gồm: Doanh nghiệp gửi thông tin; cổng một cửa quốc gia tiếp nhận thông tin; thông tin được cổng tự động chuyển đến các đơn vị liên quan để xử lý; các cơ quan sau khi nhận thông tin sẽ xử lí theo quy trình nghiệp vụ nội bộ; sau khi có kết quả xử lí, các đơn vị chuyển thông tin lại cho cổng và cổng sẽ chuyển kết quả xử lí của tất cả các cơ quan cho doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn nút kết nối cơ chế một cửa quốc gia (Ảnh: Báo điện tử Chính phủ)
Theo đó, các bước trao đổi thông tin đều được thực hiện trực tuyến tất cả các ngày trong tuần và tất cả các giờ trong ngày.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Anh Tuấn, thành viên Ban Chỉ đạo cho hay, việc chính thức kết nối một cửa quốc gia sẽ là tiền đề cho cơ chế một cửa ASEAN. Sang năm 2015, Việt Nam sẽ thực hiện kết nối thí điểm một cửa ASEAN với các nước như: Lào, Myanmar, Philippines, Indonesia. Cơ chế này sẽ cho phép các doanh nghiệp của các nước khi xuất khẩu sang các nước trong ASEAN thực hiện thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa ASEAN, theo đó, nhà chức trách của mỗi nước sẽ thực hiện cấp phép qua cơ chế này.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Quốc Phòng, Công an phải bám sát kế hoạch của Ban Chỉ đạo để kết nối thành công vào một cửa quốc gia nhằm giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho hàng hoá xuất, nhập, quá cảnh thuận tiện ở cảng biển quốc tế và sau này là cả các cửa khẩu quốc tế.
Bên cạnh đó để đảm bảo tiến độ, Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành xây dựng cơ chế phối hợp, kết nối vào một cửa quốc gia làm cơ sở để kiểm điểm trách nhiệm và rút ra bài học đưa kết quả đánh giá cải cách thủ tục hành chính về xuất, nhập cảnh và quá cảnh từ mức trung bình trong ASEAN lên vị trí thứ 3, 4 và nhóm đầu của khu vực.
Quy chế phối hợp một cửa quốc gia đã được Tổng cục Hải quan xây dựng, xin ý kiến các bộ, ngành liên quan để cấp có thẩm quyền thông qua trong tháng 11/2014.
Kiều Chinh (th)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy