Tin liên quan
Trên thực tế có rất nhiều vụ án thất thoát hàng trăm tỷ, hàng nghìn tỷ, hơn chục ngàn tỷ nhưng không có ai bị truy cứu về hành vi tham nhũng hoặc hành vi chiếm đoạt tài sản. Để nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, cần phân biệt rõ ràng giữa tội danh tham nhũng, chiếm đoạt với tội về kinh tế đơn thuần.
Tội tham ô trong nhóm tội về tham nhũng có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có mức hình phạt cao nhất là chung thân. Trong khi đó, tội Cố ý làm trái, vi phạm quy định về cho vay chỉ có mức hình phạt cao nhất là 30 năm tù.
Trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, với số tiền rút ra gần 5.000 tỷ đồng, nhưng Huyền Như chỉ bị tuyên hình phạt tù chung thân về các tội Cố ý làm trái, Lừa đảo, Trốn thuế. Việc Huyền Như và các đồng phạm không bị kết tội tham ô (thuộc nhóm tội tham nhũng), với hình phạt cao nhất là tử hình, đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Mới đây, trong vụ án Phạm Công Danh, với số tiền rút ra hơn 18.000 tỷ đồng, Phạm Công Danh đã mua cổ phần, trả nợ cá nhân, trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh của Danh, chi tiêu hàng ngàn tỷ khác không có địa chỉ. Rất nhiều ý kiến cho rằng hành vi của Phạm Công Danh có dấu hiệu phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, vì Danh đã biến tiền ngân hàng thành tài sản của mình, hành vi của Danh là vụ lợi.
Tuy nhiên, thực tế vụ án thì Phạm Công Danh chỉ bị truy cứu trách nhiệm về tội Cố ý làm trái, Vi phạm quy định về cho vay. Liệu hành vi chiếm đoạt của Phạm Công Danh có được ẩn náu trong hành vi cố ý làm trái, vi phạm quy định về cho vay không? Các cơ quan tố tụng cần xác định rõ việc rút tiền mua tài sản cho cá nhân, trả nợ cho cá nhân… của Phạm Công Danh có vụ lợi không?
Thực tế chứng minh không tự nhiên những người có quyền hạn chức vụ lại thực hiện hành vi cố ý làm trái, vi phạm quy định về cho vay để rồi gây thất thoát hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Nhưng động cơ của họ là gì, tại sao họ làm như vậy, tiền thất thoát đi đâu? Đó là những vấn đế phải làm rõ.
Theo Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc: “Phải phát hiện và chứng minh cho được động cơ vụ lợi của tội phạm tham nhũng ẩn trong tội phạm kinh tế”.
Cũng tại Hội nghị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo việc kết luận tham ô, chiếm đoạt thì phải căn cứ vào pháp luật, căn cứ vào bản chất, căn cứ vào thực tiễn các đối tượng phạm tội sở hữu nhiều tài sản, đã dùng rất nhiều tiền để mua tài sản, đi nước ngoài…
Với sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng thời gian qua, rất nhiều vụ án lớn đã và sẽ được đưa ra xét xử trong thơi gian tới.
Theo VTV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy