Ngày 19/6, sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM tổ chức buổi gặp gỡ với báo chí định kỳ sau nhiều tháng gián đoạn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Tại buổi gặp mặt, ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc sở GTVT TP cho biết, với cách bố trí trợ giá xe buýt năm 2020 thẩm định của sở Tài chính TP trình UBND TP là chưa đủ.
“Mặc dù đã giao 1.150 tỷ đồng nhưng theo chúng tôi tính toán kỹ lưỡng, có khảo sát, cân nhắc thì con số này phải là 1.331 tỷ đồng.
Sở GTVT TP đã kiến nghị UBND TP.HCM, thông qua sở Tài chính để có sự thẩm định lại, giao kế hoạch vốn trợ giá xe buýt cho phù hợp hơn”, ông Hưng nói.
Xe buýt TP.HCM đang tồn tại nhiều khó khăn.
Đồng thời, vị Phó Giám đốc cũng nhìn nhận, cần xác định vận tải hành khách công cộng “luôn luôn phải được Nhà nước gần như bao cấp”.
Phía sở GTVT sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ sản lượng hành khách của năm nay, không có trường hợp số liệu không chính xác, hay nói nôm na là “khống”. Trong đó đã đặt ra nhiều cách thức, tiêu chí giám sát chặt chẽ.
Trực tiếp là trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP và gián tiếp bằng phương pháp công nghệ, các thiết bị trên xe, điểm đầu điểm cuối của bến xe. Kèm theo đó là công tác thanh kiểm tra thường xuyên, nghiêm túc.
UBND TP.HCM cũng giao cho sở GTVT TP xây dựng đề án, tính trợ giá xe buýt đảm bảo khoa học, có hiệu quả về đầu tư của Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
Cụ thể, UBND TP vừa phê duyệt quy định về quy chế phối hợp quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng.
Theo kế hoạch, trung tâm Quản lý giao thông công cộng đang thuộc sở GTVT TP như hiện nay sẽ có thể trở thành đơn vị trực thuộc UBND TP trong tương lai.
Đơn vị này sẽ quản lý nguồn vốn cấp cho vận tải hành khách công cộng với nhiều hình thức như xe buýt, metro, buýt đường thủy,…
Phó Giám đốc sở GTVT TP.HCM Võ Khánh Hưng.
Về hoạt động tìm nguồn thu cho xe buýt như quảng cáo, ông Hưng nhận xét, hình thức này không còn “ăn” nữa. Bởi lẽ, trước đây có thể sẽ có lợi cho nhà đầu tư nhưng càng về sau có nhiều hình thức quảng cáo khác.
Đặc biệt, công nghệ LED để quảng cáo mang lại hiệu quả đa dạng, phong phú và tức thời hơn nên việc quảng cáo trên thân xe buýt gặp nhiều khó khăn.
Trước đây, sở GTVT TP đã phối hợp với các cơ quan khác trong việc tổ chức đấu thầu quảng cáo trên xe buýt. Thế nhưng, sau 1 lần thành công, kinh phí thu về khoảng trên 160 tỷ thì các gói thầu sau đó đều thất bại, không thể tiếp tục.
Từ đó, sở GTVT TP đã kiến nghị với UBND TP, cho phép tính toán lại giá, hay nói một cách khác là giảm giá để thu hút nhà đầu tư. Phương án này vẫn đang chờ phê duyệt.
“Trên các trạm dừng xe buýt, phông nền bị bỏ không, thậm chí bị vẽ bậy. Cũng có đơn vị xin đặt hàng quảng cáo, trả chi phí. Trung tâm Giao thông công cộng có hợp đồng nhưng không triển khai được vì nhiều lý do”, ông Hưng trình bày.
Bên cạnh đó, sở GTVT TP đang nghiên cứu các đề án ưu tiên cho xe buýt.
Thứ nhất là dự án giao thông xanh, tuyến xe buýt BRT dự kiến đi từ đầu bến xe miền Tây (quận Bình Tân) chạy thẳng về bến xe miền Đông mới (quận 9).
Khác với xe buýt bình thường, tuyến xe này sẽ chạy riêng, dừng đỗ đón khách bên trái đường đi như Hà Nội đã có. Thứ hai là tuyến xe buýt nhanh, dọc đường Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu (quận 1, quận 3).
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy