Trong báo cáo chiến lược nửa cuối năm, nhiều công ty chứng khoán đồng quan điểm việc Thủ tướng phê duyệt danh mục thoái vốn 120 doanh nghiệp nhà nước là một trong những động lực lớn hỗ trợ thị trường. Việc sắp xếp danh mục này được đánh giá là cần thiết, mang tới sự phân công rõ ràng cho từng bộ ngành và địa phương nhưng khả năng hoàn thành có thể không cao.
Nhóm phân tích Công ty Chứng khoán KB Việt Nam nhận định, hai yếu tố then chốt quyết định thành bại của các thương vụ thoái vốn trong quá khứ là điều kiện thị trường thuận lợi và quyết tâm của Chính phủ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh vĩ mô trong nước và thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro nửa cuối năm, các chuyên gia không đánh giá cao kịch bản thị trường chứng khoán diễn biến tích cực. Họ cho rằng, chứng khoán cần lên nền giá cao tương tự giai đoạn 2017 và đầu 2018 (khi VN-Index lập đỉnh lịch sử trên 1.200 điểm), cộng thêm có thanh khoản lớn và sự tham gia của dòng vốn ngoại để hỗ trợ khả năng hấp thụ của nhà đầu tư trong nước, qua đó giúp doanh nghiệp thoái vốn đạt giá bán mục tiêu.
Bù lại, yếu tố quyết tâm của Chính phủ đang được thể hiện rõ khi 2020 là năm cuối của kế hoạch thoái vốn và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 5 năm nhưng khối lượng công việc thực tế cách xa mục tiêu đề ra. Việc triển khai các gói hỗ trợ giãn và hoãn các loại thuế phí khiến hụt thu ngân sách, trong khi khoản chi sẽ rất lớn khi giải ngân 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ở chiều ngược lại, chuyên gia của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, nhà nước hiện sở hữu khoảng 35,3% tổng giá trị vốn hoá các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Việc thoái vốn nhà nước nếu triển khai trong giai đoạn này sẽ cải thiện thanh khoản nhưng khiến ngân sách hụt thu đáng kể vì nhà đầu tư chưa mặn mà, giá mua không cạnh tranh.
Thống kê trong quý đầu năm cho thấy, số lượng doanh nghiệp thực hiện thoái vốn nhà nước chỉ bằng 67% cùng kỳ, còn giá trị thu về chỉ bằng 32%.
Các doanh nghiệp đã niêm yết thuộc sở hữu nhà nước và đang có kế hoạch thoái vốn trong năm nay đều có hiệu quả hoạt động chưa tốt. Nhà đầu tư cũng khó đưa ra quyết định với các doanh nghiệp chưa niêm yết bởi việc công bố thông tin hay hoạt động quan hệ nhà đầu tư không được chú trọng.
Nhóm phân tích này lấy ví dụ, với mức giá giao dịch trên thị trường chứng khoán chỉ vài nghìn đồng, các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines rất khó tìm được nhà đầu tư mua lại giá cao.
"Hoạt động thoái vốn năm nay vẫn diễn ra chậm và khó thực hiện như giai đoạn 2017-2019", báo cáo của Yuanta Việt Nam viết.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy