Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng cho biết, hiện nay, các tổ chức tín dụng (TCTD) đang phải đối diện với nợ xấu tiềm ẩn rủi ro trong bối cảnh Nghị quyết 42 hết hiệu lực. Công tác thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn, nhiều khách hàng thiếu hợp tác, TCTD không được quyền thu giữ tài sản, cá biệt có khách hàng cố tình không trả nợ… làm ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.
Từ những khó khăn trên, ông Nguyễn Quốc Hùng đề xuất Chính phủ cho tiếp tục luật hóa những nội dung quy định tại Nghị quyết 42 của Quốc hội nhằm tháo gỡ khó khăn cho các TCTD trong công tác thu hồi nợ cũng như mua bán và xử lý nợ xấu
Đối với Bộ Tư pháp và Tòa án Nhân dân tối cao, Hiệp hội đề nghị xem xét rà soát Bộ luật Dân sự 2015, Luật Phá sản 2014 để sửa đổi, bổ sung theo hướng nâng cao trách nhiệm dân sự đối với người đi vay và cho phá sản với các doanh nghiệp yếu kém không còn khả năng phục hồi, giảm gánh nặng cho nền kinh tế.
Ông Phạm Toàn Vượng, Tổng giám đốc Agribank cũng đề nghị Chính phủ và các cấp có thẩm quyền có cơ chế, quy định phù hợp về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, hỗ trợ các TCTD về cơ sở pháp lý để xử lý các vướng mắc trong công tác xử lý tài sản để thu hồi tối đa nợ xấu phát sinh.
Tính đến hết quý III/2024, nợ xấu toàn hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức 252.000 tỷ đồng (tăng 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 30,3% so với đầu năm.
Theo chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán SHS, nguyên nhân khiến nợ xấu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt là do nền kinh tế và thị trường bất động sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi. Tín dụng được giải ngân trong thời gian ngắn, chủ yếu tăng mạnh ở nhóm kinh doanh bất động sản - vốn tiềm ẩn rủi ro nợ xấu cao.
Trong khi đó, nhóm ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ không có nhiều lợi thế trong việc lựa chọn khách hàng nên tệp khách hàng thường là nhóm có năng lực tài chính kém, khả năng phục hồi chậm hơn so với những nhóm đối tượng khác.
Tỷ lệ nợ xấu tăng, tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu (LLCR) giảm cho thấy chất lượng tài sản toàn hệ thống đang suy giảm. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu còn 83% trong quý III/2024, giảm mạnh so với mức đỉnh (143,2%) của quý III/2022.
SHS dự báo tỷ lệ nợ xấu và bao phủ nợ xấu sẽ cải thiện hơn vào thời điểm cuối năm khi các ngân hàng thường tập trung sử dụng trích lập dự phòng để xóa nợ xấu.
Thông tư 02 về tái cơ cấu nợ sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2024 và khả năng không được gia hạn có thể sẽ khiến nợ xấu tăng lên. Theo SHS, việc Ngân hàng Nhà nước không gia hạn Thông tư 02 có thể làm tăng quy mô nợ xấu và giảm tỷ lệ bao phủ nợ xấu, nhưng không ảnh hưởng đến trích lập dự phòng của ngân hàng.
Thông tư 02 hết hiệu lực sẽ có tác động khác nhau đối với từng ngân hàng. Nhóm ngân hàng có chất lượng tài sản lành mạnh như BIDV, Vietcombank, VietinBank, Techcombank, ACB... sẽ ít chịu ảnh hưởng nhờ sở hữu bộ đệm dự phòng vững chắc và sức khỏe tài chính tốt.
Nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ nhóm 2 cao và tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp dự báo sẽ chịu ảnh hưởng lớn hơn.
Tác giả: Hà Tâm
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy