Tin liên quan
Có những thời kỳ, ngay từ thuở mới chập chững bước đến trường, bài học vỡ lòng “rừng vàng, biển bạc” lại chính là những hình dung đầu tiên về bức tranh Tổ quốc phác tạc trong mỗi con người.
Hiện nay, Việt Nam đã phải nhập khẩu "ngược" than để phục vụ nhu câu trong nước
“Nghèo” mà “hoang”
Điển hình, theo Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin, trữ lượng than của thế giới đạt bình quân khoảng 120 tấn/người, còn Việt Nam chưa tới 25 tấn/người. Xét trên khía cạnh tài nguyên, thực sự chúng ta “nghèo”.
Bên cạnh đó, để làm ra 1 USD GDP thế giới cần 0,2-0,5 KWh điện, còn Việt Nam cần tới gần 1 KWh điện. Thế giới dùng 1kg than để phát ra 3 KWh điện, trong khi Việt Nam chỉ phát được 2 KWh điện. Thế giới dùng đá trắng để làm ra mỹ phẩm, còn Việt Nam dùng đá trắng khai thác ở Nghệ An làm đá lót đường. Như vậy, ngoài việc “ nghèo” chúng ta lại còn “hoang”.
Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã lại bắt đầu phải nhập khẩu ngược than đá cũng như nhiều khoáng sản kim loại phục vụ cho nhu cầu trong nước (chủ yếu do nguồn cung nội địa bị cạn kiệt). Trữ lượng dầu khí ở thềm lục địa cũng được dự báo chỉ đủ để khai thác trong vòng 20 năm nữa. Theo các chuyên gia, Việt Nam là nước có diện tích nhỏ, có tuổi địa chất không lớn. Vì vậy, về mặt khoa học, không có đủ không gian và thời gian để hình thành những mỏ khoáng sản lớn.
Khoáng sản vẫn “chảy máu”
Con số nhập khẩu quặng sắt kỷ lục trên nhìn qua có vẻ chỉ là một sự thống kê đơn thuần giúp những người quan tâm có thêm dữ liệu để hình dung rõ hơn về sức bật và quy mô của nền kinh tế thứ 2 thế giới vẫn đang tiếp tục trỗi dậy mạnh mẽ này. Và những con số tham khảo ấy dường như không có nhiều sự liên quan hoạt động khai khoáng ở nước ta khi theo công bố thì những nhà xuất khẩu quặng lớn nhất cho thị trường này là Australia (56,1%) và Braxin (17,6%), ngoài ra còn có, Sierra Leone, Ấn Độ, Canada, Nga, Indonesia và không có Việt Nam (vốn trước đó vẫn tích cực xuất khẩu quặng sắt sang Trung Quốc). Không khó để lý giải điều này, bởi theo Chỉ thị 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản thì Nhà nước đã cấm xuất khẩu tất cả các loại khoáng sản trừ dầu thô và than đá kể từ ngày 09/01/2012. Nhưng thực tế có hoàn toàn đúng như vậy?
Nhiều tài nguyên khoáng sản vẫn âm thầm "chảy lậu" ra nước ngoài
Do đó, sang năm 2013 một số doanh nghiệp khoáng sản đã được cấp phép xuất khẩu số quặng còn tồn đọng. Cụ thể, trong năm 2013 theo số liệu mà hải quan Việt Nam ghi nhận có khoảng 1,25 triệu tấn quặng sắt được xuất sang Trung Quốc với giá trung bình 48,72 USD/tấn. Tuy nhiên đối chiếu với số liệu hải quan Trung Quốc ghi nhận lại có sự chênh lệch rất lớn, khi mà theo hải quan Trung Quốc thống kê có tới 4,5 triệu tấn quặng sắt được nhập khẩu từ Việt Nam, giá nhập bình quân 84,75 USD/tấn (chênh nhau hơn 3,1 triệu tấn, với mức giá chênh lệch khoảng 36,08 USD/tấn). Với số “vênh” như vậy, rõ ràng chúng ta đã bị “chảy máu” một lượng lớn tài nguyên do xuất khẩu “lậu”.
Mất tài nguyên lại thất thu ngân sách. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tiếp tục có những chế tài mạnh hơn, xiết chặt kiểm soát để giải quyết tình trạng khoáng sản của tổ quốc vẫn không ngừng “chảy máu”.
Ninh Giang
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy