Khối ngoại liên tục bán ròng, tuy nhiên diễn biến thị trườnghiện giờ đã không phụ thuộc nhiều vào động thái của khối ngoại.
Theo thống kê của HoSE, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2021, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 30.858 tỷ đồng trên sàn HoSE (cổ phiếu, không bao gồm chứng chỉ quỹ), cao gần gấp đôi so với cả năm 2020 (15.741 tỷ đồng).
Từ năm 2020 tới nay kể từ dịch COVID-19 xuất hiện, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng gần 46.000 tỷ đồng trên HoSE, tương ứng 2 tỷ USD. Riêng tuần giao dịch đầu tháng 6 (31/5 – 4/6), khối ngoại đã bán ròng 6.168 tỷ đồng và là con số bán ròng kỷ lục trong một tuần.
Trong số các mã chứng khoán bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất từ đầu năm tới nay, HPG là cái tên dẫn đầu với giá trị bán ròng lên tới 10.632 tỷ đồng. Tiếp đến ở vị trí tiếp theo là VNM với giá trị bán ròng lên tới gần 6.600 tỷ đồng. Các cổ phiếu trong nhóm ngân hàng cũng bị khối ngoại bán ròng khá mạnh, có thể kể tới như CTG (-5.744 tỷ đồng), VPB (-2.950 tỷ đồng), VCB (-1.800 tỷ đồng), BID (-1.302 tỷ đồng).
Theo ông Trần Đức Anh, Giám đốc vĩ mô và kinh tế thị trường của CTCK KBSV, khối ngoại bán ròng tại thị trường Việt Nam đã diễn ra trong một thời gian dài và nó cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, dòng vốn toàn cầu có xu hướng tìm đến các thị trường phát triển do kỳ vọng vào hiệu quả của vắc xin COVID-19 được tiêm ở các nước Mỹ, châu Âu với độ phủ cao. Đây là chất xúc tác để thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, kéo theo đó là mặt bằng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên những thị trường phát triển.
Thứ hai, các nhà đầu tư cũng kỳ vọng vào chính sách cả về tài khóa và tiền tệ hỗ trợ thị trường chứng khoán. Trong khi đó, các nước đang phát triển như Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác chúng ta lại đang chịu làn sóng COVID-19 mới, đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tổng hòa các yếu tố trên đã khiến dòng vốn toàn cầu rời khỏi thị trường Việt Nam hoặc những thị trường mới nổi nói chung như Indonesia, Philipines, … để tìm đến các thị trường như Mỹ, EU. Như vậy xu hướng bán ròng là xu hướng chung của khối ngoại trên nhiều thị trường chứ không phải chỉ riêng tại thị trường Việt Nam.
Chúng ta kỳ vọng vào dòng vốn sẽ giảm bớt áp lực bán vào cuối năm khi việc tiêm chủng vắc xin sẽ được đẩy mạnh hơn ở thị trường Việt Nam, chuyên gia nói.
Đáng chú ý, trong cơ cấu thanh khoản, khối ngoại bán ròng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, do dòng vốn mới trong nước đặc biệt từ các nhà đầu tư cá nhân đang rất mạnh. Bên cạnh đó, diễn biến khối ngoại không còn quá ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư như các năm trước đây, như giai đoạn 2014-2016 mỗi khi khối ngoại đẩy mạnh bán ròng thị trường sẽ phản ứng ngay. Tuy nhiên hiện tại điều này đã không xảy ra nữa.
"Nhìn chung tác động của khối ngoại đã bị lấn át hoàn toàn do yếu tố dòng tiền trong nước đang mạnh, ảnh hưởng quá nhiều lên thị trường", ông Trần Đức Anh nhận định.
Tác giả: Nguyễn Long
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy