Dòng sự kiện:
Khu ổ chuột bên trong quận giàu Gangnam Style
23/08/2015 09:47:01
ANTT.VN - Gangnam nổi tiếng của Hàn Quốc không phải là một quận "độc giàu" như nhiều người đang tưởng. Khu ổ chuột ít biết Guryong nằm gần Gangnam, nơi những người dân đang chật vật để sinh sống, thiếu thốn ngay cả những cơ sở vật chất cơ bản nhất đã khắc họa một cách rõ nét nhất sự chênh lệch giàu nghèo ngay tại thành phố Seoul.

Tin liên quan

"Quận giàu" Gangnam của Hàn Quốc đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới hơn từ khi ngôi sao nhạc pop của xứ sở xứ kim chi, Psy bỗng nhiên trở thành hiện tượng gây “sốt” với ca khúc “Gangnam Style” cùng với điệu nhảy ngựa nổi tiếng. Hiện tại video của ca sĩ nam ca sĩ là video có 2,7 tỷ lượt xem, nhiều nhất trên Youtube. Nhiều người khi xem xong video này đã ví quận  Gangnam của Hàn Quốc như là khu phố nhà giàu Beverly Hill nức tiếng của Mỹ.

Với một đô thị được lấp đầy bởi những tòa nhà chọc trời, những khu nghỉ mát ngay trong thành phố, những chiếc xe hơi sang trọng đồng thời là nơi dẫn đầu xu hướng với các phong cách thời trang đặc sắc, thiên đường nơi các tín đồ thời trang tha hồ chưng diện để dạo phố và khiến cho bao ánh mắt phải ngước nhìn.

Tuy vậy, chỉ chếch bên dưới "quận giàu" Gangnam với những tòa nhà văn phòng sáng bóng nơi hàng triệu đô la được giao dịch mỗi ngày, có một câu chuyện buồn của những người dân sống không một xu dính túi trong khu ổ chuột khác xa với thế giới giàu có ở xung quanh họ.

Hàng ngàn người đang phải chen chúc trong khu ổ chuột đông đúc ở Gangnam, một thị trấn nghèo với một biển những những ngôi nhà xiêu vẹo phủ mái tôn. Nơi mà thậm chí nhiều gia đình ở đây còn phải chia sẻ chung nhau một nhà vệ sinh ngoài trời kiểu cũ.

Những tòa nhà chọc trời lấp lánh ở quận Gangnam, Seoul được nhìn từ ngôi làng Guryong, thị trấn tồi tàn cuối cùng còn lại của thành phố với sự tương phản giàu nghèo rất rõ ràng.

Một thế giới hoàn toàn trái ngược: Một bên là quận Gangnam với những tòa nhà chọc trời, nơi giao dịch các khoản tiền lớn mỗi ngày, là nơi mà những người giàu thường tụ tập ăn chơi tại các quán bar và câu lạp bộ... Và một bên là ngôi làng nghèo Guryong, nơi mà những người dân sống ở đây thậm chí còn thiếu thốn cả những cơ sở vật chất cơ bản nhất, và đang phải dùng chung với nhau nhà vệ sinh ngoài trời kiểu cũ.

Những túp lều xiêu vẹo phủ mái tôn được mọc lên sau khi hàng loạt người dân bị trục xuất trong thời gian diễn ra Thế vận hội Seoul 1988.

Làng Guryong ở Gangnam là thị trấn tồi tàn cuối cùng còn sót lại của thành phố Seoul, một trại bất hợp pháp được thành lập sau khi hàng loạt các khu phố nghèo bị trục xuất trong thời gian diễn ra Thế vận hội Seoul 1988. Mất nhà cửa do các dự án đổi mới đô thị, họ định cư trên đất tư nhân trong khu vực kém phát triển của Gangnam.

Năm ngoái, một khu căn hộ tại Tháp Tower Palace, một khu dân cư nhìn ra làng Guryong, được bán với giá 2,3 triệu bảng Anh – bất động sản đắt tiền thứ hai được giao dịch tại Hàn Quốc vào năm 2014. Trong khi những người giàu sống ở những tháp cao tầng ở Gangnam đang bận tranh luận xem loại TV màn hình phẳng nào thì hợp để đặt trong phòng ngủ của họ, những người sống ở Guryong thậm chí còn không có những cơ sở vật chất cơ bản nhất.

Đối với những người dân sống ở khu ổ chuột Gangnam, những tòa nhà chọc trời ở giữa đô thị được mô tả trong video của nam ca sĩ Psy là một giấc mơ xa vời. Thực tế, 2000 người dân ở đây sống ở đây sống chật hẹt trong một khu vực chỉ rộng khoảng bằng 70 sân bóng đá.

Năm ngoái, một ngọn lửa đã bùng lên trong làng làm chết 1 người và phá hủy hàng chục ngôi nhà.

Những ngôi nhà ở đây nằm san sát nhau, chật chội như một mê cung với những con đường hẹp.

Người dân ở đây cùng nhau trả tiền để lắp đặt các tiện ích như điện, nước và trong những năm gần đây, họ đã được kết nối với các dịch vụ bưu chính.

Các vấn đề vệ sinh trong làng được cho là đang trở nên xấu đi khi những loại thuốc chống côn trùng được người dân sử dụng đang dần mất tác dụng với những loài sinh vật ở đây.

Những nhà vệ sinh kiểu cũ ở đây được dùng chung bởi nhiều hộ gia đình. Cô Yoo Ae-soon, người chuyển đến làng Guryong từ năm 1996 cho biết: “Điều bất tiện hiện tại chính là nhà vệ sinh, vì chúng được sử dụng bởi một vài gia đình cùng một lúc”. “Nếu đấy là loại nhà vệ sinh tự hoại thì sẽ không có vấn đề gì, đằng nay đây là loại nhà vệ sinh ngồi xổm kiểu cũ vì thế nó khá bất tiện”.

Giống như hầu hết các cư dân ở đây, người phụ nữ 60 tuổi và là mẹ của ba đứa con này cũng tìm kiếm một công việc nhỏ để nuôi sống gia đình của mình. Trong khi chồng cô ngủ lại chỗ làm hầu hết các buổi tối, cô mở một tiệm cắt tóc nhỏ ở nhà để kiếm thêm thu nhập mỗi ngày. Cô cho biết, đôi khi cô chỉ có mỗi một vị khách trong vài tuần, nhưng cô đã học được cách làm sao để một túi gạo 20kg có thể dùng được trong 4 tháng.

Cô Yoo Ae-soon tự hào về tiệm cắt tóc nhỏ tại nhà của mình ở Guryong.

Cô Yoo Ae-soon đã chuyển đến làng Guryong  vào năm 1996 sau khi việc kinh doanh nhà hàng của cô thất bại. Hiện giờ, mỗi ngày cô đều lên kế hoạch chi tiêu của gia đình một cách cẩn thận do cô chỉ kiếm được một mức lương khiêm tốn.

“Chỉ cần tôi kiếm đủ tiền để ăn ở đây, thế là đủ”, cô Yoo nói. “Mỗi ngày tôi đều cân nhắc xem liệu có nên ăn cơm hai lần hay không”, “Nếu bạn đã quen với cuộc sống như thế này, sẽ không có gì là không thoải mái nữa”.

Trong khi chưa có con số chính xác về số người dân sống ở đâu, ước tính khoảng từ 700 đến 2000 người đang sống chật hẹt trong một khu vực chỉ rộng khoảng bằng 70 sân bóng đá ở một quận vốn nổi tiếng với giá bất động sản cao ngất.

Các vụ hỏa hoạn thường xảy ra ở khu làng nghèo này do hệ thống điện thiếu an toàn và sự phụ thuộc quá nhiều vào các nguyên liệu rắn.

Các bãi phế liệu được người dân thu gom và bán để kiếm thêm thu nhập.

Năm ngoái, một ngọn lửa đã bùng lên trong làng làm chết 1 người và làm phá hủy hàng chục ngôi nhà. Vụ họa hoản này là vụ thứ 11 nảy xa tại đây kể từ năm 2009.

Những người dân ở đây đã cùng nhau trả tiền để lắp đặt các tiện ích như điện, nước và trong những năm gần đây, họ đã được kết nối với các dịch vụ bưu chính và được cung cấp các giấy cư trú tạm thời cho phép họ tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử.

Những nỗ lực để tái phát triển khu vực và sửa lại nhà ở làng Guryong của chính phủ đã nhiều lần vấp phải nhiều tranh cãi, xuất phát sự phân chia không rõ ràng giữa những người dân địa phương và những rắc rối về mặt pháp lý do sự xuất hiện của nhiều chủ đất.

Thành phố Seoul và văn phòng Quận Gangnam đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp tốt nhất để cải thiện mức sống của người dân làng Guryong. Họ đã đề xuất tái định cư, mua lại đất và đền bù cho người dân.

Tuy vậy những người dân ở đây lại tỏ ra khá e ngại về tương lai của kế hoạch này.

Một người dân ở làng không muốn được nêu tên cho biết, cô đã được nghe nhiều về những lời hứa xây dựng lại ngôi làng từ khi cô chuyển đến đây lần đầu tiên vào năm 1989. Cô nói với tờ MailOnline: “Họ nói với chúng tôi (kế hoạch cuối cùng) là vào tháng 7 hoặc tháng 8 năm nay… nhưng tháng 8 đã gần qua. Họ lại nói rằng tháng 10 hoặc tháng 11 gì đấy chúng tôi cũng không biết”. “Nếu họ nói là vào tháng 10 hoặc tháng 11 thì những người dân ở đây bây giờ đáng lẽ nên được biết hết rồi. Rồi cũng có người lại nói là vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau, nhưng tôi không tin vào cái nào hết”.

Trong khi người dân ở làng Guryong cũng rất mong muốn được tái phát triển, họ cũng lo ngại liệu rằng họ có đủ khả năng để trả tiền thuê nhà ở những khu vực được đề xuất bởi các nhà chức trách địa phương không?

Phương Phương – Theo Dailymail.

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến